Tất cả các đội đã áp sát mục tiêu, nhất tề hành động. Phần lớn số giám
thị, thủy thủ đều nhanh chóng đầu hàng. Riêng tên trật tự ác ôn Nguyễn
Văn Hường chống trả quyết liệt, nhưng Đội viên Trần Văn Hằng với lòng
can đảm và sự hỗ trợ của đồng đội đã hạ gục hắn, trói gô vào sàn tàu. Tất
cả chỉ diễn ra trong vòng 5 phút, chẳng khác nào một cảnh trong phim kiếm
hiệp.
Trời vừa tối, bọn địch ở đảo vẫn không hề hay biết gì. Ban chỉ huy khẩn
trương chỉ đạo các công việc giải quyết tù hàng binh, phá máy và quấn
chân vịt tàu Thương cảng, chuyển vận vũ khí, lương thực, phương tiện đi
biển sang sà lúp. Biên bản số 01/CSQG-CS lập trong đêm 27-2-1965 trên
tàu TCS-131 ghi rõ tổn thất của địch như sau:
– Dụng cụ bị phá hủy: sa bàn (1 cái), đền soi (2), rađa (1), cửa gió thông
hơi phòng cơ khí trưởng (1), dây điện đèn chạy tàu (bị cắt), xuồng cứu
nguy (bị phá chân vịt).
– Dụng cụ bị mất: ống nhòm (2), đèn bấm (6), phao lớn (10), xa bàn (1),
phao cá nhân (72), súng bắn pháo hiệu (1), chèo đầm (14), thùng bánh lạt
(2), thùng nước ngọt (4), dao Nhà bếp (3), dẩy neo, dãy kéo các loại...
– Nhân viên bị mất tích: Nguyễn Văn Nghĩa (sĩ quan vô tuyến điện).
Biên bản còn cho biết, Tiểu đỉnh (sà lúp) mang tên Cần Thơ - Sóc Trăng
của tỉnh Côn Sơn bị cướp mất cùng 4 súng carbine và 360 viên đạn. Các
nhân viên Trần Hiếu Lễ (phó thuyền trưởng), Nguyễn Văn Huê (phụ thợ
máy), Nguyễn Văn Thâm (Phó Sớ Lưới) bị bắt theo. Thiếu tá Nguyễn Thế
Tỵ - Phó Tỉnh trưởng Nội an ra lệnh báo động toàn đảo, rồi huy động nhân
viên công an, binh sĩ võ trang bằng đại liên, dùng ghe chèo cấp tốc ra tàu
TCS.131. Chúng gấp rút sửa chữa tàu, cho đến một giờ 35 phút sáng 28-2-
1965 khởi hành cuộc truy đuổi. Lúc 17 giờ ngày 28-2, tàu chạy đến Hòn
Khoai, không thấy dấu vết gì, chúng quay trở về Côn Đảo.
Khi ấy, 57 tù nhân vượt đảo đã ung dung trong căn cứ của một đơn vị
quân giải phóng. Các báo cáo của tù chính trị khi về căn cứ hiện lưu tại Vụ
Bảo vệ Đảng Trung ương cho biết, khoảng gần 20 giờ tối 27-2-1965, chiếc