xà lúp khởi hành, không bật đèn, lách qua eo biển giữa Hòn Trác và Hòn
Tài, vòng qua Hòn Bà, Hòn Vung rồi nhằm thẳng hướng đất liền. Lê Văn
Hiểu, Nguyễn Ngọc Cẩm và Nguyễn Văn Ngày thay nhau trông coi máy và
chạy tàu.
Thử thách lớn nhất trên đường về là chiếc xà lúp lâu ngày chưa thay rửa
thùng dầu, sóng gió lớn ngoài đại dương đã làm sục cả nước và cặn dưới
đáy lên tràn đầy các bình lọc, làm chết máy. Có lúc tổ máy phải dừng tàu để
súc rửa toàn bộ hệ thống lọc dầu, có lúc phải vừa chạy vừa xả e (nước và
bọt, cặn) tại các bình lọc. 8 giờ sáng ngày 28-2-1965, tàu cặp vào bờ biển
vùng giải phóng Bạc Liêu, cách chi khu Đầm Dơi 22 hải lý. Tàu mắc cạn
cách bờ 1 km. Ban chỉ huy cho anh em đổ bộ vào bờ, đem theo tù binh và
vũ khí.
Một giờ sau, khi tất cả đã vào đến bìa Rừng Sác thì máy bay địch phát
hiện con tàu và oanh tạc cả khu rừng. Toàn đội tiến sâu vào rừng, đến
khoảng 10 giờ thì gặp đơn vị Quân giải phóng đang làm nhiệm vụ đặc biệt
tại khu vực này. Ban chỉ huy đã bàn giao tù binh vũ khí và tuân theo sự
hướng dẫn của Quân giải phóng về địa điểm tập kết an toàn.
Cuộc chiếm tàu vượt đảo của 57 tù nhân kíp dọn tàu thắng lợi trọn vẹn.
Lực lượng vượt đảo sau khi kiểm điểm tại chiến khu đã trở về địa phương,
đơn vị cũ hoặc theo sự phân công của Tổ chức Trung ương Cục. Trần Văn
Hằng, người thanh niên can đảm có công hạ thủ tên Hường, trật tự ác ôn
nguy hiểm nhất đã được tuyên dương công trạng và kết nạp Đảng sau đó 2
tháng. Người cán bộ Thành đoàn Bùi Minh Trực vượt ngục về chuyến ấy
đã hy sinh anh dũng trong trận càn Xêđaphôn của Mỹ trên địa đạo Củ Chi.
Vụ 57 tù nhân chiếm tàu vượt ngục làm cho mâu thuẫn nội bộ địch thêm
trầm trọng. Quyền Trưởng ty cảnh sát quốc gia Côn Sơn Nguyễn Ngọc
Lành đã báo cáo Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia tại văn bản số
279/CSĐB/CSBĐ/M ngày 4-3-1965, về những nguyên nhân khiến cho tình
hình an ninh xấu đi dẫn đến cuộc bạo động vượt ngục xẩy ra. Những vấn dề
căn bản trong 9 nguyên nhân mà Ty Cảnh sát nêu ra là: chính quyền Côn
Đảo chủ quan, không tin tưởng và giúp đỡ hoạt động của công an, không có