LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 487

Tù án chính trị chống chào cờ ngụy

Năm 1964, trong khi toàn bộ tù chính trị câu lưu đã vươn lên chống chào

cờ ngụy, chống toàn bộ các thủ đoạn cải huấn thì cuộc đấu tranh của tù án
chính trị mới bắt đầu. Chống chào cờ ngụy là trung tâm phong trào đấu
tranh của tù án chính trị trong giai đoạn này. Đó là sự khẳng định vai trò
của Mặt trận Dân tộc Giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam ngay trong
lao tù, “người đại diện duy nhất hợp pháp cho nhân dân miền Nam, không
còn thừa nhận chính quyền Sài Gòn, dù chỉ là nhà đương cuộc”.

Chào “quốc kỳ” là điều bắt buộc ghi trong nội quy nhà tù. Ngụy quyền

Sài Gòn đã biến việc chào cờ thành thủ đoạn tố cộng. Mỗi lần chào cờ,
chúng bắt tù nhân hô những khẩu hiệu phản động, ủng hộ chế độ phi nghĩa
đang đày ải họ và đả đảo chế độ cộng sản mà họ tôn thờ. Vì thế, đấu tranh
chống chào cờ vừa là cuộc đấu tranh của những người cách mạng dưới
ngọn cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chống chế độ
ngụy quyền Sài Gòn vừa là cuộc đấu tranh giữa ý thức hệ cộng sản và hệ tư
tưởng tư sản.

Từ khi chế độ độc tài Ngô Đình Diệm sụp đổ (1-11- 1963), tù án,chính

trị cỏn Đảo đã phát khởi cuộc đấu tranh chống chào cờ. Anh Đô (người Gia
Định) không hô khẩu hiệu phản động khi chào cờ bị chúng đánh chết ở
hầm dá Trại II. ông Phan Văn Khá (Tiền Giang) chống chào cờ bị còng tại
hầm đá Trại II trong gần một năm trời. Mặc dù không trụ được lâu dài
trong cuộc đấu tranh quyết liệt và đơn độc ấy, ông vẫn là ngọn cờ đầu thôi
thúc cuộc đấu tranh của tù án chính trị.

Từ năm 1965, nhiều chuyến tù chính trị vừa bị lưu đày từ Chí Hòa ra

Côn Đảo đã chống chào cờ. Theo báo cáo của Ban An ninh Trung tâm Cải
huấn Côn Sơn, chuyến tù nhân ra đảo ngày 18-1-1965 có 5 tù binh và 7 tù
chính trị chống chào cờ. Trong phiên họp tuần đầu của tháng 4-1965, Ban

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.