ninh trật tự ác ôn dung cây, đa, thanh Sắt, dao, cưa sắt phá cứa, đâm chém
dã man rồi cướp xác đồng chí Đoàn Hảo khiêng ra ngoài. Phẫn nộ trước
những hành động cực kỳ tàn bạo của ké thù, toàn Lao VI A hô la phản đối
và 9 phòng Lao VI B gồm 860 người quyết định tuyệt thực để chặn bàn tay
đẫm máu của địch và làm áp lực buộc chúng giải quyết các yêu sách”.
Sau 19 ngày tuyệt thực, Quản đốc Đào Văn Phô mới giải quyết các yêu
sách. Đảng bộ lãnh đạo tập thể tù chính trị kiên trì đấu tranh, đi đến thắng
lợi những mục tiêu xác định. Sau nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt, nhiều lần
đổ máu, địch mặc nhiên thừa nhận vị trí chính trị cùa tù câu lưu, để tù nhân
được tự do sinh hoạt trong trại. Nếp sống và sinh hoạt chính trị ở Trại VI
khu B giống như một vùng giải phóng giữa ngục tù Côn Đảo.
Việc thành lập Đảng bộ Lưu Chí Hiếu đánh dấu bước trưởng thành vượt
bậc của tù chính trị câu lưu. Đảng bộ Lưu Chí Hiếu thực sự trở thành bộ
tham mưu chiến đấu lãnh đạo toàn bộ các hoạt động và tranh đấu tại Trại
VI khu B. Nhiều đảng viên của Đảng bộ sau này đã được cử vào Đảng ủy
lâm thời, góp phần quan trọng trong thời điểm nổi dậy giải phóng hoàn
toàn Côn Đảo.
Sự ra đời của Đảng bộ Lưu Chí Hiếu có vai trò đóng góp xuất sắc của
hai đồng chí Trần Văn Cao và Trịnh Văn Tư. Trần Văn Cao tức Trần Văn
Đa, Nguyễn Ngọc Cao, sinh năm 1917 tại Bình Thuận, nguyên là Huyện ủy
viên, bị bắt ngày 3-2-1958.
Trần Văn Cao từng tham gia Liên chi ủy Nhà lao Gia Định, tham gia dự
thảo Chỉ thị bảo vệ khí tiết, bi đày ra Côn Đảo tháng 7-1959, trực diện
chống ly khai, cùng 59 chiến sĩ kiên cường về chuồng cọp sau “chiến dịch
chuyển hướng” tháng 4-1960 rồi bị rớt khi chỉ còn 21 người (9-1960).
Nhận thức ra sai lầm, Trần Văn Cao đã nghiêm khắc kiểm điểm trước tập
thể cốt cán, cùng nhau xây dựng phương án Kiến tạo lập trường khí tiết
(10-1960) và luôn đứng hàng đầu trong cuộc đấu tranh vươn lên, được tập
thể tù chính trị câu lưu tín nhiệm cử vào Ban lãnh đạo ở các phòng.