trong danh sách 1.500 người mà Trung tâm cải huấn Côn Sơn đề nghị,
trong đó:
- Bệnh nan y: 38 người
- Trên 60 tuổi: 9 người
- Bệnh tê bại: 172 người
Công điện số 18190/CSQG/K3/317/M ngày 8-3- 1973 của Bộ chỉ huy
cảnh sát quốc gia quân khu 3 cho biết: từ ngày 16 đến ngày 22-2-1973, Bộ
tư lệnh cảnh sát quốc gia quân khu 3 đã tiếp nhận 147 can phạm cộng sản
nan y tàn phế từ Trung tâm cải huấn Côn Sơn chuyển đến đế cấp tốc lập thủ
tục trả tự do trong quân khu. Ngày 7-3-1973, quân khu đã hoàn tất việc
chuyến giao các can phạm nói trên cho cảnh sát quốc gia các địa phương
trong quân khu.
Tài liệu tham khảo đặc biệt tháng 3-1973 của Việt Nam Thông tấn xã
đăng bài của Roland Pierre Parigneaux, thông tin viên Hãng AFP thường
trú tại Sài Gòn viết về tình trạng thương tâm của 124 người tù bại lết vừa
được trả tự do tại Biên Hòa mà họ được tận mắt chứng kiến. Bài báo có
đoạn:
“Cuối tháng 2-1973, 124 người trong số những người “thân cộng” bị
giam giữ từ bao nhiều năm ở Côn Sơn (trước gọi là Côn Lôn) đã được
chính quyền Sài Gòn trả lại tự do một cách thầm lặng, không kèn không
trống, không thông qua thương lượng, không người chứng kiến. Khi đi lại,
họ phải bò lê dưới đất. Đôi cánh tay khẳng khiu, thân hình chỉ còn là một
bộ xương, ống chân thì teo lại, bấm không còn biết đau và mang nhiều sẹo
rất sâu; vết tích của những xiềng xích còn để lại trên da thịt hồi những ngày
họ bị nhốt hàng năm, nằm chồng chất lên nhau trong những xà lim nhỏ và
chỉ mới nghe nói cũng đủ rùng mình: những “chuồng cọp” ở nhà tù trên
đảo Côn Sơn”.
Bác sĩ Champlin đã gặp 14 người trong sô 124 người đó và dành thời
gian khám cho một nửa. Không những chân họ bị liệt mà còn mất hết cảm
giác. Người ta nhận thấy các bắp thịt nói chung đều bị teo; nguyên nhân