tình trạng này, theo những nhận xét sơ bộ trong khi chưa có những dụng cụ
chuyên môn, là do nhiều nhân tố: “thiếu dinh dưỡng một cách trầm trọng,
nhất là vitamin nhóm B, dây thần kinh bị hư hỏng không còn đảm bảo được
chức năng của nó vì thiếu vận động. Tình trạng bị liệt bắt đầu phát hiện sau
bốn năm tháng. Một sô bị tê liệt đến ngang hông, có người bị liệt đến phía
dưới một chút. Người ta nhận thấy có nhiều hiện tượng chấn thương bộ
phận, có thể là do bị đánh mãi vào một chỗ và có những vết thương ở cổ
chân trông có vẻ là những vết bị xiềng”.
Phóng viên Hãng tin AFP nhận xét rằng, việc chính quyền Sài Gòn trả tự
do một cách thầm lặng và không chính thức cho 124 người tù tàn tật, bại lết
nói trên là nhằm loại bỏ những nhân chứng bất lợi trước Ủy ban Kiểm soát
và Giám sát Quốc tế. Song chính tội ác dã dẫn chúng đến sự trừng phạt,
trước hết là dư luận tiến bộ.
Vụ “chuồng cọp Côn Đảo” đầy tai tiếng, từng làm nhức nhối lương tri
loài người, nay được phơi bày trước dư luận bằng những nhân chứng đau
thương, thức tỉnh nhân bản của chính những người Mỹ đã từng ngờ vực và
hiểu sai lạc về cuộc chiên tranh này. Tập san Đối Diện sô 50, tháng 10-
1973, xuất bản tại Sài Gòn đã đăng bài của Gumbỉeton, Giám mục địa phận
Détroí (Mỹ) mang tựa đề “Tôi sẽ không bao giờ quên” viết về cuộc gặp gỡ
của ông với 3 trong số 124 người tù bại lết vừa được trả tự do. Và đây là
những lời mà ông tâm huyết:
“Tôi sẽ không bao giờ quên, giây phút anh ta bước vào phòng. Không ai
trong chúng tôi biết nói gì cả. Anh ta không còn có thể bước đi được nữa.
Anh ta dựa vào tường mà lết một cách chậm chạp và đau đớn, gập cong
người lại trong tư thế ngồi xổm. Thật là hình ảnh đáng thương. Thanh niên
này trước khi bị bắt rất khỏe mạnh. Bây giờ thì hình như anh không thể lết
được. Cả ba người này không hề có tội gì mà vẫn bị tù và bị đối xứ tàn ác,
vu cho là phá rối trị an.
Tôi bị kích động sâu xa vì thái độ hòa nhã của họ, tuy đã gánh nhiều khổ
nhục. Họ đã nói năng không thù hận (...) Họ đòi hỏi khẩn thiết nhất không
phải là cho chính họ mà cho những người còn lại trong tù. Họ xin chúng tôi