và Nghị định thư, tuyên truyền ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định, bàn bạc các
chu trương đấu tranh.
Tập tài liệu Nhà lao Côn Đảo do những người có trách nhiệm vừa được
trao trả về tổng hợp tại căn cứ của Trung ương Cục (1974) cho biết, Ban
chỉ đạo các trại tù đã dựa vào các bài xã luận, tin tức của Đài tiếng nói Việt
Nam phát động đợt học tập Hiệp định, Nghị định thư và tình hình nhiệm vụ
mới:
– “(...) Toàn đảo đã nhất trí chủ trương phóng tay phát động cuộc đấu
tranh trong nhà lao kết hợp với cuộc đấu tranh của cả nước và trên thế giới
buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris và Nghị định thư về
việc trao trả, cụ thể nhằm vào các khẩu hiệu:
– Phải thông báo Nghị định thư về việc trao trả,
– Cải thiện chế độ đối xử, giam giữ và cấp dưỡng cho phù hợp, cụ thể:
cơm ăn no, thức ăn đủ bữa, cấp phát quần áo, thuốc men đủ trị bệnh; chấm
dứt mọi hành động đày ải, hành hạ, đánh dập, bắt bớ, tra tấn tù nhân; bãi bỏ
khổ sai, chào cờ; giải toả biệt lập, biệt giam...
– Đòi phải trả nhanh, trả hết tù chính trị đúng theo Hiệp định và Nghị
định thư về việc trao trá đã qui định, chống chiêu hồi, chiêu hàng, phóng
thích đơn phương, chống xử tráo án, ém giấu lưu giữ.
– Đòi phải có phái đoàn quốc tế, Ủy ban liên hiệp và Hội hồng thập tự
đến đảo để điều tra tù và chứng kiến việc di chuyển (đến nơi) trao trả”.
Cuộc đấu tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Địch đàn áp đẫm máu với ý đồ
phá hoại bằng được việc trao trả, ém giấu tù chính trị, chuyến tù án chính
trị thành thường phạm. Ngày 14-4-1973, Bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc gia
ngụy tăng cường một Tiểu đoàn cảnh sát dã chiến trang bị mạnh, do đại úy
Lê chỉ huy, không vận tới Côn Sơn, một bộ phận đóng tại Hí Viện (rạp hát),
một bộ phận đóng tại Bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia Côn Sơn. Quản đốc
Nguyễn Văn Vệ giở mặt, bác bỏ mọi yêu sách của tù nhân. Vệ gửi tối hậu
thư, yêu cầu tù nhân chấp hành lệnh lăn tay, chụp hình, dồn phòng, chuyển