– Các ông muốn thương lượng phải trên tinh thần hình đẳng, tôn trọng
Hiệp định Paris. Trước hết, các ông phải rút toàn hộ quân đội, cảnh sát và
trật tự an ninh ra khỏi trại.
Biết không thể dùng bạo lực cường bức được, Vệ đành ra lệnh rút quân,
thương lượng với tù nhân, đồng ý công bố Hiệp định Paris và Nghị định
thư, đưa danh sách cho đại diện ta gọi những anh em có tên ra tập trung về
nơi trao trả. Trên 130 tù câu lưu được trao trả trong đợt ấy.
Nhờ nguồn tài liệu do bộ phận Đường dây Côn Đảo chuyến về, Ủy ban
Vận động cải thiện chế độ lao tù tại Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam đã tố chức nhiều hoạt động đấu tranh
chính trị và ngoại giao tố cáo Mỹ ngụy phá hoại Hiệp định Paris, đàn áp tù
chính trị, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh ở Côn Đảo. Nhiều tờ báo đối lập ở Sài
Gòn cũng lên án chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, ủng hộ cuộc đấu tranh
của tù nhân. Tờ Đối Diện số 49, tháng 8- 1973 đã đăng danh sách 14 tù
nhân chính trị chết trong các trận đàn áp từ 14-4-1973 đến 6-5-1973:
TT Họ và tên Tuổi Quê quán Ngày hy sinh
1 Nguyễn Văn Tường 1923 Kiến Hòa 14.4.1973
2 Lê Thị Cúc 1952 Quảng Nam 14.4.1973
3 Nguyễn Văn Bảy 49 tuổi Vĩnh Long 28.4.1973
4 Trần Thị Thanh 21 tuổi Quảng Nam 30.4.1973
5 Nguyễn Thị Hường 23 tuổi Định Tường 2.5.1973
6 Nguyền Kim Cúc 1916 Sài Gòn 2.5.1973
7 Hồ Chí Tặng 1924 Kiến Phong 2.5.1973
8 Trần Tùy 1915 Quảng Ngãi 3.5.1973
9 Trần Thị Sáu 1950 Sài Gòn 4.5.1973
10 Lê Thị Thanh 24 tuổi Sài Gòn 5.5.1973
11 Huỳnh Tấn Lợi 5.5.1973
12 Phạm Ngô 37 tuổi Quáng Ngãi 6.5.1973