Những con số xuất khẩu thuốc lá, gạo, chàm của các vùng trên có ý
nghĩa lớn đối với nền kinh tế đã chuyên môn hoá.
Năm 1700, Viêcginia xuất cảng thuốc lá gần 4,6 triệu kg mỗi năm.
Năm 1775, Saclơxtôn xuất cảng gạo đạt 125.000 bao mỗi năm.
Năm 1775, nam Carôlinna xuất cáng 1.150.662 phun
Ở vùng Bắc nước Anh mới (New England), điều kiện khí hậu và đất
đai không thuận lợi bằng miền Nam, người ta trồng ngô, lúa mì đen; còn ở
miền Trung thì trồng lúa mì.
Việc canh tác nông nghiệp chủ yếu dựa vào sự bóc lột sức lao động
của nô lệ và dân nghèo làm thuê.
Quý tộc tư sản Anh sang Bắc Mỹ muốn duy trì những tàn dư chế độ
phong kiến ở đất mới để trở thành đại địa chủ. Vua Anh phân phong những
vùng đất mới cho quý tộc, có vùng rộng lớn tới hàng vạn kilômet vuông.
Ví dụ: Năm 1681, vua Sáclơ XI đã cho Uyliam em phần lớn đất
Penxinvania ngày nay rộng trên 6 vạn kilômét vuông. Những thống đốc
thường là những đại địa chủ quý tộc có đến hàng vạn ha đất đai như thống
đốc bang Viêcginia.
Việc tập trung ruộng đất trong tay quý tộc và lối bóc lột phong kiến
cùng với sự bóc lột kiểu nông nô, nô lệ đã làm cho mâu thuẫn trong nông
thôn Bắc Mỹ trở nên gay gắt.
Trước tiên, nông dân nghèo di cư sang Bắc Mỹ bất chấp luật lệ tàn
khốc cột chặt họ vào đất đai của địa chủ tư sản đã tự động nổi dậy chống
việc nô dịch hoá, chống nạn cho vay lãi v.v…
Ví dụ: Năm 1676 ó Viêcginia nổ ra cuộc khởi nghĩa của Bécon; năm
1689-1691 có cuộc khởi nghĩa của Leide ở Niu Ioóc; ở Niu Inglân có
cuộc
khởi nghĩa nông dân năm 1689; năm 1765 ớ Penxinvania còn nổ ra
cuộc đấu tranh gay gắt hơn, rộng lớn hơn.