Những vùng đất trống ở phía tây còn nhiều, nông dân tá điền, nông
dân nghèo tự động đi về phía tây khai khẩn. Họ tạo thành phong trào của
những người “Xquatơ”
Bọn đại địa chủ quý tộc tìm cách ngăn cản và phá
hoại những cơ sở sinh sống của người “Xquatơ”. Năm 1763 vua Anh ra sắc
lệnh cấm khẩn thực vùng đất đai rộng lớn bên kia dãy núi Alêgơnít và lưu
vực sông Mitxixipi. Năm 1774 nhà vua ra lệnh cấm cư dân 13 bang thuộc
địa không được di cư về phía tây. Mâu thuẫn này trở nên gay gắt, sự xung
đột giữa chế độ “phácmơ” đang hình thành và phát triển theo yêu cầu của
kinh tế Bắc Mỹ với chế độ phong kiến do bọn quý tộc ruộng đất đang cố
bám chặt đã tạo điều kiện cho sự ra đời chủ nghĩa dân chủ cách mạng Mỹ.
Trong tình hình đó, Đại hội lục địa lần thứ nhất vào tháng 9-1774 ở
Philađenphi được triệu tập.
Chế độ đồn điền đã làm cho kinh tế nông nghiệp Mỹ mang theo đặc
trưng riêng. Chính yếu tố này làm cho lịch sử hình thành nước Mỹ bắt đầu
từ chế độ nô lệ, chứ không phải từ sự tự do. Chế độ nô lệ đã là một điểm
xuất phát của kinh tế Mỹ, của sự làm giàu của giai cấp tư sản Mỹ.
Nói đến chế độ nô lệ đồn điền trước tiên phải nói đến nô lệ da đen. Sự
bóc lột nô lệ da đen đặc biệt phát triển ở vùng kinh tế miền Nam. Nó giữ
vai trò quan trọng trong nghề trồng bông ở miền Nam và ngay cả trong
công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dệt…
Những người nô lệ đầu tiên bị thực dân Hà Lan chở sang vào năm
1619. Không lâu sau, việc buôn bán nô lệ ra đời đem lại lợi nhuận lớn có
khi lãi tới 1000%. Những người nô lệ da đen bị khinh miệt như người hạ
đẳng. Họ phải lao động kiệt lực và nhận khẩu phần vô cùng ít ỏi. Họ có thể
bị giết, bị đánh đập và đem bán tùy ý chủ. Số dân nô lệ ở 13 bang thuộc địa
vào năm 1770 đã có tới 462.000 người, có bang như nam Carôlinna chiếm
60%, cư dân, Viếcginia 40%, cư dân.
Chế độ nô lệ không loại trừ người da trắng. Họ là những tù nhân, con
nợ, những người bị tình nghi về chính trị và số đông trẻ em bị bắt cóc bán