Minh. Sau khi Tư Mã Đàm chết, Tư Mã Thiên kế thừa chức vụ của cha,
làm thái sử lệnh, lại càng sưu tập và đọc được nhiều sử liệu. Chính lúc ông
đang chuẩn bị bắt tay vào việc viết bộ sử đó thì xảy ra sự kiện Lý Lăng, và
do biện hộ cho Lý Lăng mà ông bị xử phủ hình, giam vào ngục. Ông đau
đớn nghĩ rằng do sai lầm trong nói năng mà thân thể bị tàn phế, không còn
đáng sống nữa. Nhưng nghĩ lại, trước kia Chu Văn Vương bị giam ở ngục
Dĩu Lý, đã viết nên bộ "Chu Dịch"; Khổng Tử chu du các nước, bị khốn ở
Trần, Thái, sau đã viết nên bộ "Xuân Thu"; Khuất Nguyên bị đày đã viết
nên "Ly Tao"; Tả Khâu Minh bị mù, đã viết "Quốc ngữ"; Tôn Tẫn bị tháo
xương bánh chè, đã viết "Binh pháp". Còn 300 bài trong Kinh Thi, tuyệt đa
số là do người xưa đã viết nên trong tâm tình bi phẫn. Những trước tác nổi
tiếng đó đều do các tác giả có điều uất ức trong lòng hoặc khi lý tưởng
không thực hiện được mà viết ra. Tại sao không nhân lúc này mà hoàn
thành tác phẩm đã ôm ấp và chuẩn bị từ lâu?.
Vì vậy, ông bắt đầu mải miết viết Sử ký, ghi chép từ thời Hoàng Đế
trong truyền thuyết đến năm thứ hai niên hiệu Thái Thủy đời Hán Vũ Đế
(95 TCN), soạn thành một cuốn sách đồ sộ gồm 130 thiên, tất cả 52 vạn
chữ. Trong tác phẩm Sử ký, Tư Mã Thiên đã thuật lại tỉ mỉ về sự tích các
nhân vật nổi tiếng thời cổ. Ông đã đánh giá rất cao các lãnh tụ khởi nghĩa
nông dân Trần Thắng, Ngô Quảng; luôn giữ thái độ thái độ đồng tình với
những nhân vật bị áp bức thuộc tầng lớp dưới. Ông còn thay đổi chữ viết
rất khó của thời cổ thành chữ viết tương đối đơn giản đương thời. Sự miêu
tả nhân vật với tình tiết sinh động, hình tượng trong sáng, lời văn sống
động trôi chảy, đã làm cho Sử ký không những là một trước tác lịch sử, mà
còn là một trước tác văn học kiệt xuất.
Sau khi ra khỏi nhà ngục, Tư Mã Thiên làm trung thư lệnh, sau đó đã
mất trong đau buồn. Nhưng tác phẩm "Sử Ký" của ông còn sống mãi và có
địa vị cao trong sử học và văn học Trung Quốc và thế giới.