nơi đều nổi lên làm phản. Đó là thời cơ tốt để giành thiên hạ. Tôi có thể
giúp đại huynh tập hợp được mười vạn người ngựa. Và lệnh phụ (chỉ Lý
Uyên) đã có trong tay mấy vạn người. Nếu dùng lực lượng đó đánh vào
Trường An, ban bố hiệu lệnh cho thiên hạ, thì không tới nửa năm sẽ giành
được thiên hạ".
Lý Thế Dân hết sức vui mừng, nói: "Đại ca đã nói đúng điều tôi muốn
hỏi".
Về nhà, Lý Thế Dân nghĩ tới lời Lưu Văn Tĩnh, càng nghĩ càng thấy
có lý. Nhưng muốn thuyết phục cha nghe theo ý kiến đó, không phải là
chuyện dễ. Vừa may lúc đó, ở phía bắc Thái Nguyên, khả hãn Đột Quyết
(một dân tộc thiểu số ở miền bắc Trung Quốc) đem quân tiến công Mã Ấp.
Lý Uyên đem quân chống lại, liên tiếp bị thua trận. Lý uyên hết sức lo Tùy
Dạng Đế biết được việc này sẽ trừng phạt mình, nên luống cuống không
biết xử trí ra sao. Lý Thế Dân nắm ngay thời cơ đó, liền khuyên cha đem
quân chống lại triều đình. Lý Uyên nghe nói, hết sức run sợ, nói: "Sao con
dám nói những lời phản nghịch đó. Nếu ta đi báo quan thì con sẽ bị bắt
giam ngay lập tức".
Lý Thế Dân không hề sợ hãi, nói: "Cha muốn cáo giác thì cáo giác đi.
Con không sợ chết đâu!".
Đương nhiên Lý Uyên không đi cáo giác, chỉ dặn Lý Thế Dân từ sau
không được nói lời lẽ như thế. Hôm sau lý Thế Dân lại nói với Lý Uyên:
"Cha được hoàng đế phái tới đây để dẹp loạn. Nhưng xem tình hình trước
mắt, thì người làm phản càng ngày càng nhiều, ch làm sao có thể dẹp được?
Thêm nữa, hoàng thượng rất hay nghi kỵ, dù cha có lập được công thì địa
vị cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Chỉ có làm như lời con nói hôm qua, thì
mới có đường thoát".
Lý Uyên do dự rất lâu rồi mới thở dài nói: "Suốt đêm qua cha đã suy
nghĩ về ý kiến của con, cảm thấy cũng có lý. Nhưng cha vẫn không dám