quyết đoán. Thôi thì bây giờ, hoặc là nhà tan người chết, hoặc là biến nhà
thành nước (ý nói chiếm được cả nước, lên làm hoàng đế) đều tùy ở con
cả!".
Thế là Lý Uyên mở nhà ngục, tha Lưu Văn Tĩnh ra. Lưu Văn Tĩnh
giúp Lý Thế Dân, cùng đi chiêu binh mãi mã. Lý Uyên còn gọi 2 con trai
khác là Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát đang đánh giặc ở Hà Đông, về
tập trung ở Thái Nguyên. Hai quan chức cấp phó ở Thái Nguyên thấy hành
động của cha con Lý Uyên không bình thường, muốn can ngăn lại. Lý
Uyên liền lấy cớ họ câu kết với Đột Quyết, sai bắt lại và giết đi. Lý uyên
còn nghe theo kế của Lưu Văn Tĩnh, phái người mang lễ vật rất hậu, đến
giảng hòa với khả hãn Đột Quyết, hẹn nhau cùng chống lại triều Tùy. Khả
hãn Đột Quyết thấy như vậy rất có lợi cho mình, liền nhận lời giúp đỡ Lý
Uyên. Giải quyết ổn thỏa xong với Đột Quyết, Lý Uyên liền chính thức
khởi binh chống Tùy. Lý Uyên tự xưng là Đại tướng quân, cử Lý Kiến
Thành và Lý Thế Dân làm tả, hữu Lĩnh quân đại đô đốc, Lưu Văn Tĩnh làm
tư mã, và gọi toàn thể binh sĩ là "nghĩa sĩ". Họ dẫn 3 vạn quân rời Tấn
Dương, tiến về Trường An. Dọc đường tiến quân, tiếp tục chiêu mộ người
ngựa, đồng thời học theo cách làm của quân khởi nghĩa nông dân, mở kho
lương thực để phân phát cho dân nghèo. Nhờ thế, dân chúng tham gia vào
hàng ngũ ngày càng đông.
Quân Đường (vì tước vị của Lý Uyên là Đường quốc công nên quân
đội dưới quyền được gọi là Đường quân) đến Hoắc Ấp (nay ở huyện Hoắc,
Sơn Tây) thì gặp phải lực lượng đánh chặn của Tống Lão Sinh, 1 viên
tướng của triều đình. Đường xa ở vùng Hoắc Ấp rất chật hẹp, lại thêm mưa
liền mấy ngày, việc tải lương bị gián đoạn. Trong binh lính có tin đồn xôn
xao là quân Đột Quyết chuẩn bị đánh úp Tấn Dương; Lý Uyên hoang
mang, muốn lui quân về Tấn Dương. Lý Thế Dân nói với cha: "Nay đang là
mùa thu, ngoài đồng đầy lúa chín, lo gì không có lương thực! Tống Lão
Sinh cũng không có gì đáng sợ, Chúng ta dùng danh nghĩa nghĩa binh để
hiệu triệu thiên hạ, nếu không chiến đấu mà đã rút lui thì sao tránh khỏi