TRUYỆN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC
5000 NĂM TẬP 2
Lâm Hán Đạt & Tào Duy Chương
www.dtv-ebook.com
Sự Biến Cửa Huyền Vũ
Sau khi Đường Cao Tổ lên ngôi, liền phong Lý Kiến Thành làm thái
tử, Lý Thế Dân làm Tần vương, Lý Nguyên Cát làm Tề vương. Trong 3
người, phải kể Lý Thế Dân là người có công lao lớn ở Thái Nguyên, ban
đầu là do ông đề xuất, trong mấy cuộc chiến sau đó, ông cũng lập được
nhiều chiến công nhất. Chiến công của Lý Kiến Thành không bằng Lý Thế
Dân, chỉ vì là con cả nên mới được phong thái tử. Lý Thế Dân không
những gồm đủ trí, dũng mà thủ hạ cũng có nhiều nhân tài. Trong phủ Tần
vương về văn thì có 18 học sĩ loại như Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối; về
võ thì có những dũng tướng nổi danh như Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc
Bảo, Trình Giảo Kim. Thái tử Kiến Thành biết mình không có uy tín bằng
Lý Thế Dân, nên sinh lòng đố kị, liền cùng em là Tề vương Lý Nguyên Cát
liên hợp để loại trừ Lý Thế Dân.
Kiến Thành, Nguyên Cát dùng biện pháp gây thiện cảm, thường xuyên
nịnh nọt các hoàng phi được cha sủng ái để nhờ họ nói tốt cho mình trước
mặt Đường Cao Tổ. Lý Thế Dân không chịu làm như vậy. Sau khi bình
định Đông Đô, có bà phi đòi có những bảo vật lấy được từ cung Tùy và yêu
cầu phong quan tước cho thân thích của mình, đều bị Lý Thế Dân từ chối.
Vì vậy, các sủng phi thường nói tốt cho thái tử và nêu nhiều thiếu sót của
Tần vương. Đường Cao Tổ tin lời các sủng phi, dần dần lạnh nhạt với Lý
Thế Dân. Lý Thế Dân nhiều lần lập được công lớn, Kiến Thành và Nguyên
Cát ngày càng ghen ghét, muốn mau chóng trừ bỏ. Có lần Kiến Thành mời
Lý Thế Dân đến Đông cung uống rượu, Thế Dân uống mấy chén bỗng
nhiên bụng đau quặn. Thủ hạ vực về cung, ông thổ ra huyết, thuốc thang