quân Đường huy động binh lực cả nước đến đánh. Nếu không thì sao Lý
Tịnh dám đi sâu như vậy?".
Quân Đường chưa mở cuộc tiến công, hàng ngũ Đột Quyết đã rối
loạn. Lý Tịnh lại cử gián điệp trà trộn vào nội bộ Đột Quyết, thuyết phục
được 1 tướng tâm phúc của Hiệt Lợi đầu hàng. Hiệt Lợi thấy tình hình bất
lợi, liền ngầm chạy trốn. Lý Tịnh đánh hạ được Định Tương, đắc thắng trở
về. Đường Thái Tông rất phấn khởi, nói: "Trước kia Lý Lăng triều Hán
đem năm ngàn quân, chẳng may bị Hung Nô bắt sống. Nay khanh mang có
ba ngàn quân vào sâu trong đất địch, mà chiếm được Định Tương, uy danh
chấn động cả miền bắc. Đó là công lao từ xưa tới nay hiếm có".
Hiệt Lợi chạy đến phía bắc Âm Sơn, sợ quân Đường tiếp tục đuổi
đánh, liền phái sứ giả đến Trường An xin hòa và còn nói sẽ đích thân tới
triều kiến. Đường Thái Tông 1 mặt phái Đường Kiệm đến Đột Quyết tỏ
thái độ phủ dụ, mặt khác hạ lệnh cho Lý Tịnh đem quân theo sát động tĩnh
của Hiệt Lợi. Lý Tịnh dẫn quân tới Bạch Đao (nay ở tây bắc Hút Hao thuộc
Nội Mông Cổ) hội quân với Từ Thế Tích. Hai người bàn bạc phương án
hành động. Lý Tịnh nói: "Tuy Hiệt Lợi đã thua trận nhưng người ngựa
trong tay hắn còn nhiều. Nếu để hắn chạy mất thì sau này sẽ khó tìm được.
Chúng ta cần chọn một vạn tinh binh mang theo hai ngày lương, bám thật
sát thì nhất định có thể bắt được."
Từ Thế Tích tán thành ý kiến đó, 2 cánh quân liền tới Âm Sơn. Hiệt
Lợi cầu hòa thực tế là 1 kế hoãn binh, để chờ tới mùa hè, ngựa đủ cỏ ăn,
béo tốt sẽ quay về Mạc Bắc. Thấy Đường Kiệm tới, ông ta cho rằng triều
Đường đã trúng kế nên phấn khởi, việc phòng bị tự nhiên bị buông lỏng.
Tối hôm đó, quân Đường do Lý Tịnh và Từ Thế Tích chỉ huy tới Âm Sơn,
liền lệnh cho bộ tướng Tô Địch Phương dẫn 200 khinh kỵ lợi dụng sương
mù tiến gần khu đóng quân của Hiệt Lợi. Khi quân tiền tiêu của Đột Quyết
phát hiện, thì quân Đường chỉ còn cách doanh trại của Hiệt Lợi có 7 dặm.
Hiệt Lợi được tin quân Đường tới, liền vội tìm Đường Kiệm thì Đường