chống Tấn của các bộ tộc nhỏ đều quy phục Lưu Uyên. Năm 308, Lưu
Uyên xưng làm Hán Đế. Năm sau liền dời đô đến Bình Dương (nay ở tây
nam Lâm Phần, Sơn Tây) rồi tập trung binh lực tiến đánh Lạc Dương.
Nhân dân Lạc Dương tuy căm ghét triều Tây Tấn thối nát, nhưng không
muốn bị quí tộc Hung Nô thống trị. Vì vậy, qua 2 lần tiến công, Lưu Uyên
đều gặp phải sự chống trả mãnh liệt của quân dân Lạc Dương, đều phải lui
quân. Trong lúc đó, vương cuối cùng còn lại sau "loạn tám vương" là Đông
Hải vương Tư Mã Việt vẫn còn sa vào việc chém giết với các đại thần khác.
Vì vậy, chút ít lực lượng quân sự còn sót lại của triều Tấn cũng bị tiêu hao
hết.
Sau khi Lưu Uyên chết, con là Lưu Thông nối ngôi hoàng đế Hán, lại
phái các đại tướng là Lưu Diệu và Thạch Lặc tiến công Lạc Dương. Quân
dân Lạc Dương chống trả quyết liệt, nhưng cuối cùng do lực lượng quá
chênh lệch không thể kéo dài cuộc chiến đấu. Năm 211, thành Lạc Dương
thất thủ, Tấn Hoài Đế bị bắt làm tù binh. Lưu Thông tiến vào Lạc Dương,
tàn sát hàng loạt quan chức và nhân dân. Một lần, Lưu Thông mở tiệc, sai
Tấn Hoài Đế mặc áo xanh của nô bộc, đứng hầu rượu. Một số triều thần cũ
của triều Tấn nhìn thấy cảnh đó, không kìm lòng được, òa lên khóc. Lưu
Thông thấy các đại thần của triều Tấn còn nặng tình cảm với Hoài Đế như
vậy, thì nổi giận, đem Hoài Đế giết đi.
Sau khi Tấn Hoài Đế bị giết, các quan triều Tấn ở Trường An liền tôn
cháu của Hoài Đế là Tư Mã Nghiệp lên kế thừa kế vị. Đó là Tấn Mẫn Đế.
Năm 316 Lưu Thông chiếm được Trường An, Tấn Mẫn Đế cũng lâm vào
số phận giống như Tấn Hoài Đế, sau khi chịu mọi nhục nhã rồi cũng bị giết
đi. Triều Tây Tấn duy trì được 52 năm, tới đây kết thúc. Sau khi Tây Tấn bị
diệt, các bộ tộc miền bắc Trung Quốc (chủ yếu là 5 bộ tộc Hung Nô, Tiên
Ty, Kiệt, Để, Phương) dồn dập khởi nghĩa. Tầng lớp trên trong các bộ tộc
đó thừa cơ khởi binh, giống như Lý Hùng, Lưu Uyên đã làm, trước sau
xuất hiện 16 chính quyền cát cứ. Lịch sử gọi tình hình đó là "Ngũ Hồ, thập
lục quốc".