Nay nhờ Lý Đặc vỗ về muôn dân"
Trước thanh thế của quân lưu dân, La Thượng ngoài mặt phải cử
người đến cầu hòa, nhưng một mặt ngấm ngầm cấu kết với thế lực cường
hào địa phương đánh Lý Đặc. Sau 1 số trận chống trả anh dũng, Lý Đặc
thua trận, anh dũng hy sinh. Con của Lý Đặc là Lý Hùng tiếp tục lãnh đạo
lưu dân chiến đấu. Năm 304, Lý Hùng tự lập làm Thành Đô vương. Hai
năm sau, lại tự xưng là hoàng đế, lấy quốc hiệu là Đại Thành. Sau, tới đời
cháu Lý Hùng là Lý Thọ nối ngôi hoàng đế, liền đổi quốc hiệu là Hán. Do
đó, sử còn gọi chính quyền này là Thành Hán.
NGƯỜI HUNG NÔ XƯNG LÀM HÁN ĐẾ
Trong cùng năm khi Lý Hùng xưng làm Thành Đô vương (304), thì ở
miền bắc, 1 nhân vật quí tộc Hung Nô là Lưu Uyên cũng tuyên bố độc lập
với triều Tấn, tự xưng là Hán Vương. Từ cuối đời Tây Hán, 1 bộ phận tộc
Hung Nô từ phía bắc dời vào cư trú ở các quận huyện miền biên giới. Họ
chung sống lâu dài với nhân dân tộc Hán, dần dần tiếp thu nền văn hóa
Hán. Giới quí tộc Hung Nô cho rằng các đời trước, đã nhiều lần thông hôn
với hoàng thất nên họ cũng là họ hàng thân thích với nhà Hán. Vì vậy, họ
liền đổi sang họ Lưu, là họ của hoàng đế Hán. Cuối thời Đông Hán, đầu
thời Tam quốc, sau khi Tào Tháo thống nhất được miền bắc Trung Quốc,
liền phân 3 vạn dân thuộc các bộ lạc Hung Nô thành 5 bộ, mỗi bộ có 1 bộ
soái. Quí tộc Hung Nô Lưu Báo là một trong năm bộ soái đó.
Lưu Uyên là con Lưu Báo, từ nhỏ đã học chữ và tiếng Hán, có đọc khá
nhiều thư tịch Hán, lại có sức khỏe và võ nghệ cao cường, có thể kéo được
đoạn dây cung có lực căng 300 cân. Sau khi Lưu Báo chết, Lưu Uyên kế
thừa chức bộ soái của cha, có thời gian làm tướng dưới quyền Thành Đô
vương Tư Mã Dĩnh (một trong tám vương đã nói ở phần trên) đóng quân ở
Nghiệp Thành chỉ huy toàn thể quân đội Hung Nô thuộc cả 5 bộ. Sau khi
cuộc hỗn chiến 8 vương nổi ra, một số quí tộc Hung Nô họp nhau lại bàn
bạc ở Tả Quốc Thành (nay ở phía bắc Ly Thạch, Sơn Tây). Một quí tộc già