đó, theo phong tục địa phương là ngày lễ trừ tai, dân chúng và quan chức
đều ra sông để "cầu phúc tiêu tai". Hôm đó, Vương Đạo để Tư Mã Duệ
ngồi trên 1 cỗ kiệu trang hoàng lộng lẫy, có 1 đội nghi trượng đánh chiêng
mở đường, tiến ra bờ sông. Vương Đạo, Vương Đôn và các quan chức,
danh sĩ người miền bắc cưỡi những con ngựa cao lớn đi sau kiệu, hình
thành 1 đội ngũ uy nghiêm, hùng dũng. Hôm đó, người đi xem lễ bên bờ
sông ở Kiến Khanh rất đông. Mọi người thấy cảnh tượng chưa từng thấy đó
thì đều náo động, xôn xao.
Cố Vinh là 1 đại địa chủ có tiếng ở vùng Giang Nam cùng 1 số đại địa
chủ khác nghe được tin đó, đều hé rèm cửa nhìn ra. Họ thấy những nhân
vật có uy vọng cao như Vương Đạo, Vương Đôn đều tôn kính Tư Mã Duệ
như vậy thì đều giật mình. Để chuộc lại lỗi đã ngạo mạn không tới chào
hôm trước, tất cả không ai bảo ai đều ra đứng xếp hàng ven đường, bái kiến
Tư Mã Duệ. Từ đó, uy tín của Tư Mã Duệ lên cao trong giới địa chủ, sĩ tộc
Giang Nam. Tiếp theo, Vương Đạo lại khuyên Tư Mã Duệ: "Cố Vinh và Hạ
Tuấn là danh sĩ nổi tiếng ở vùng này. Chỉ cần lôi kéo được hai người đó thì
không còn phải lo người khác không theo chúng ta nữa".
Tư Mã Duệ cử Vương Đạo đến tận nhà Cố Vinh, Hạ Tuấn, mời ra làm
quan. Cả 2 phấn khởi đến bái kiến Tư Mã Duệ. Tư Mã Duệ ân cần tiếp kiến
và phong quan tước cho từng người. Từ đó về sau, các dòng họ lớn ở Giang
Nam đều tới tấp quây quần xung quanh Tư Mã Duệ. Địa vị của ông ở Kiến
Khang vì vậy ngày càng vững chắc. Sau khi miền bắc xảy ra đại loạn, các
danh gia, địa chủ ở miền bắc dồn dập chạy xuống ở miền nam chạy nạn.
Vương Đạo lại khuyên Tư Mã Duệ chọn những người có uy tín nhất trong
số đó, mời vào làm việc trong vương phủ. Nghe theo ý kiến Vương Đạo,
Tư Mã Duệ trước sau đã mời 106 người vào làm cho vương phủ. Nhờ sự
sắp đặt mưu kế của Vương Đạo mà Tư Mã Duệ chinh phục được lòng tin
của của sĩ tộc Giang Nam, lại tiếp nhận được nhân tài từ miền bắc xuống
củng cố, vững chắc được địa vị. Do đó, đối với Vương Đạo, Tư Mã Duệ vô
cùng cảm kích. Ông nói với Vương Đạo: "Ngài đúng là Tiêu Hà của ta!".