LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 2 - Trang 57

Năm 317, Tư Mã Duệ lên ngôi hoàng đế ở Kiến Khang, xây dựng lại

triều Tấn, đó là Tấn Nguyên Đế. Từ đó về sau, quốc đô của triều Tấn đặt tại
Kiến Khang. Để phân biệt với triều Tấn do Tư Mã Viêm kiến lập, đóng đô
ở Lạc Dương, được gọi là Tây Tấn, lịch sử gọi triều Tấn do Tư Mã Duệ xây
dựng là Đông Tấn. Hôm Tấn Nguyên Đế làm lễ đăng quang, Vương Đạo
cùng bá quan văn võ vào cung triều kiến. Tấn Nguyên Đế nhìn thấy Vương
Đạo, liền từ ngai vàng đứng dậy, nắm chặt tay kéo tới ngai vàng, bảo
Vương Đạo cùng ngồi để nhận sự triều bái của bách quan. Cử chỉ bất ngờ
đó làm Vương Đạo rất hoảng sợ vì dưới thời phong kiến tuyệt đối không
cho phép có việc như vậy. Vương Đạo cuống quýt kiếu từ, nói: "Muôn tâu
bệ hạ, không thể như thế được. Nếu mặt trời cùng ở một chỗ với muôn vật,
thì muôn vật làm sao có thể nhận được ánh sáng mặt trời?".

Lời kiếu từ khôn khéo mang tính tâng bốc đó khiến Tấn Nguyên Đế

vô cùng phấn khởi. Ông không ép Vương Đạo nữa, nhưng ông biết rất rõ
ràng mình được kế thừa đế vị, hoàn toàn là do sức của anh em Vương Đạo,
Vương Đôn. Vì vậy, Tấn Nguyên Đế đặc biệt tôn trọng họ. Ông phong
Vương Đạo làm thượng thư, nắm đặc quyền chính trị trong triều, và trao
cho Vương Đôn trách nhiệm tổng quản về quân sự, Trong số con em họ
Vương, rất nhiều người được phong các chức trọng yếu. Đương thời, trong
dân gian lưu truyền câu nói: "Vương với Mã, chung thiên hạ", để tỏ ý rằng
họ Vương cùng họ Tư Mã của hoàng tộc cùng nhau nắm đại quyền Đông
Tấn.

Vương Đôn nắm quyền về quân sự, tự cho mình là quan trọng, không

coi Tấn Nguyên Đế vào đâu. Tấn Nguyên Đế cũng thấy được sự lộng hành
của Vương Đôn, liền trọng dụng thêm các đại thần Lưu Nguy và Điêu
Hiệp, rồi lạnh nhạt dần với anh em họ Vương. Do vậy, triều Đông Tấn vừa
được thành lập thì nội bộ đã xuất hiện sự rạn nứt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.