cũng không có chữ, nên khó bán là phải. Tôi viết giúp cụ mấy chữ lên cái
quạt, cụ thấy thế nào?".
Bà cụ không biết Vương Hy Chi, nhưng thấy ông nhiệt tình như thế,
liền trao sọt quạt cho ông. Vương Hy Chi lấy bút mực, viết lên mỗi chiếc
quạt 5 chữ như rồng bay phượng múa, rồi trao trả lại cho bà cụ. Bà cụ già
không biết chữ, chỉ thấy chữ viết ngoằn nghoèo, rất chán nản. Vương Hy
Chi an ủi: "Cụ đừng ngại, cứ nói với người mua rằng đây là chữ của Vương
Hữu Quân viết".
Ông đi khỏi, bà cụ cứ theo lời dặn, rao lên. Người trong chợ thấy đúng
là thư pháp của Vương Hữu Quân, liền tranh nhau mua. Chỉ 1 loáng, cả sọt
quạt đã bán hết.
Các nghệ thuật gia mỗi người đều có sở thích riêng, người thì thích
trồng hoa, người thì thích nuôi chim. Nhưng Vương Hy Chi lại có niềm say
mê đặc biệt: bất kì ở đâu có ngỗng đẹp, ông đều có hứng thú đến xem hoặc
mua về thưởng ngoạn. Ở Sơn Âm có 1 đạo sĩ muốn nhờ Vương Hy Chi viết
cho 1 cuốn "Đạo Đức Kinh", nhưng ông t biết rằng Vương Hy Chi không
dễ chép kinh cho ai. Sau, ông ta dò biết Vương Hy Chi rất thích chơi ngỗng
trắng, liền tìm mua 1 đàn ngỗng trắng thuộc loại giống tốt. Vương Hy Chi
nghe nói nhà đạo sĩ có loại ngỗng đẹp, liền tìm đến xem. Khi tới gần nhà
đạo sĩ thì thấy trên dòng sông bên cạnh có 1 đàn ngỗng đang bơi thông thả,
con ngỗng nào cũng có bộ lông trắng muốt, làm tôn chiếc mỏ đỏ trên chiếc
cổ cao, trông rất đáng yêu. Vương Hy Chi đứng bên bờ sông ngắm mãi,
càng ngắm càng say, không muốn rời khỏi nữa. Sau đó, ông bảo người nhà
thương lượng với đạo sĩ là người chủ của đàn ngỗng, để ông ta bán đàn
ngỗng cho mình.
Đạo sĩ cười nói: "Vương Công đã thích như thế, cũng chẳng cần tốn
kém làm gì, tôi xin biếu Người tất cả. Có điều, tôi chỉ có một mong muốn
là được Người chép cho một quyển kinh".