Dân chúng thấy thứ sử quan tâm đến việc bảo vệ lúa má hoa màu như
vậy thì đều phấn khởi, hăng hái sản xuất. Vùng Kinh Châu nhờ đó mà dần
dần sung túc. Kinh Châu ở ven Trường Giang có nghề đóng thuyền. Các
xưởng của nhà nước, trong khi đóng thuyền dư ra những mẩu gỗ và tre.
Thường thường, người ta vứt bỏ hoặc đốt những thứ đó đi. Nhưng Đào
Khản lại lệnh cho cấp dưới thu nhặt những mẩu trẻ gỗ đó, cất vào kho. Mọi
người không hiểu làm thế để làm gì, nhưng không dám hỏi. Sau đó, nhân
ngày tết đầu năm, các quan lại ở Kinh Châu đều đến phủ thứ sử để chúc tết
Đào Khản. Vào lúc trước tết mấy ngày, trời xuống tuyết lớn. Đến ngày tết
thì trời trở ấm, tuyết tan đường xa lầy lội, trước phủ thứ sử do xe ngựa đi
nhiều nên đường vừa lầy, vừa trơn. Lúc đó Đào Khản mới sai bộ hạ lấy
những mẩu gỗ tre trong kho ra trải lên mặt đường, Nhờ thế, đi đường
không còn trơn nữa. Lại 1 lần khác, thủy quân Đông Tấn đóng thuyền, cần
có nhiều đinh tre. Đào Khản lại sai mở kho, lấy số đầu tre đã khô, rất thích
hợp cho việc dùng làm đinh, cung cấp đủ cho nhu cầu của thủy quân. Tới
lúc đó, mọi người mới khâm phục sự nhìn xa và tác phong tỉ mỉ chu đáo
của Đào Khản.
Đào Khản làm quan cai trị kiêm chỉ huy quân sự suốt 41 năm trời. Do
ông giữ nghiêm pháp luật, làm việc thận trọng, chu đáo nên mọi người đều
tin phục. Theo nói lại, trong vùng ông cai trị, trật tự xã hội hết sức ổn định,
thực sự đạt tới mức: "Ban đêm không cần đóng cửa. Ngoài đường không ai
nhặt của rơi".
NHÀ THƯ PHÁP VƯƠNG HY CHI
Trong thời Đông Tấn "họ Vương, họ Mã chung thiên hạ", họ Vương
chiếm địa vị 1 dòng họ cao sang, đầy quyền lực. Con cháu của gia tộc
Vương Đạo, Vương Đôn đều được làm quan. Phần lớn trong số những
quan lại đó là những kẻ hèn kém, bất tài. Nhưng chính trong gia tộc đó lại
nảy sinh 1 nhà thư pháp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Đó là Vương
Hy Chi. Từ nhỏ, Vương Hy Chi đã ham thích viết chữ. Theo kể lại, thường