LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 2 - Trang 91

được tin, vội chạy vào báo với Đào Uyên Minh. Lúc đó Đào Uyên Minh
đang ngồi trong phòng riêng, vuốt râu ngâm thơ, thấy nói có viên đốc bưu
đến thì mất hứng, đành buông tập thơ, chuẩn bị theo tên tiểu lại dẫn đường
ra gặp viên đốc bưu. Tên tiểu lại thấy ông vẫn mặc bộ quần áo thường
phục, giật mình nói: "Đốc bưu đến, xin quan lớn mặc quan phục, thắt đai ra
bái kiến mới phải, sao lại có thể mặc thường phục được?".

Xưa nay Đào Uyên Minh vốn không ưa những kẻ cậy thế quan trên để

hạch sách cấp dưới. Nay lại nghe tên tiểu lại có vẻ sợ sệt, giục giã mình
mặc quan phục ra bái kiến tên đốc bưu, thì cảm thấy nhục nhã, liền thở dài
nói: "Ta không muốn vì năm đấu gạo, là số lương của quan huyện, mà phải
khom lưng trước bọn tiểu nhân đó".

Rồi ông không ra gặp viên đốc bưu, mà dứt khoát cởi ấn thụ trao cho

viên tiểu lại, từ chức không làm quan nữa. Trở về quê nhà ở Tử Tang, Đào
Uyên Minh thấy nhẹ nhàng, cảm thấy cụ diện xã hội rối beng lúc đó rất xa
cách với hứng thú và lý tưởng của mình. Từ đó về sau, ông quyết ẩn cư, lúc
nhàn rỗi viết rất nhiều thơ văn, thổ lộ tư tưởng, tình cảm của mình. Trong
số thơ văn của ông, có 1 bài hết sức nổi tiếng, đó là bài "Đào hoa nguyên
ký" (bài ký về suối hoa đào), nội dung đại lược như sau: ở Vũ Lăng có 1
người đánh cá, 1 hôm anh ta bơi thuyền theo con ngòi nhỏ đi đánh cá.
Không biết từ lúc nào, con thuyền dẫn tới 1 rừng đào, phong cảnh như hoa
thêu gấm dệt, dưới là cỏ thơm xanh mướt. Người đánh cá bị cảnh đẹp hấp
dẫn, cứ bơi thuyền đi mãi, tới cuối rừng đào thì phát hiện 1 cửa động. Anh
ta rời thuyền, lần mò đi vào trong động. Ban đầu động rất đẹp, nhưng qua 1
đoạn, bỗng thấy rộng rãi sáng bừng. Thì ra trong động có 1 xóm làng rất
lớn, đất đai phì nhiêu, bãi dâu xanh tốt, già trẻ trai gái đi lại tấp nập, lao
động vui vẻ, sống 1 cuộc sống thanh bình vô tư lự. Mọi người thấy có
khách lạ tới thì đều nhiệt tình mời ăn cơm uống rượu. Người đánh cá hỏi
chuyện, mới biết người trong thôn đều có tổ tiên là người chạy nạn tới đây
vào những năm loạn lạc cuối đời Tần. Họ không hề biết sau triều Tần còn
có triều Hán, càng không biết tới triều Ngụy, Tấn sau đó nữa. Người đánh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.