trung binh lực tiến công địch trong vườn ngự uyển, như vậy cung thất
không bị phá hoại, dân chúng cũng không bị sợ hãi".
Mọi người đều khâm phục sự tính toán chu đáo của Lý Thạnh. Lý
Thạnh bắt đầu vạch kế hoạch: trước hết tiêu diệt hết quân địch ngoài thành,
sau đó phá tường thành phía bắc cho kỵ binh, bộ binh ào ạt đánh vào ngự
uyển Chu Thử không chống nổi, phải tháo chạy khỏi Trường An. Số quân
lính không chạy kịp, đều nộp khí giới đầu hàng. Lý Thạnh tiến vào Trường
An, hạ lệnh cho toàn thể tướng sĩ: "Nhân dân Trường An đã chịu khổ nhiều
vì quân phiến loạn nên tuyệt đối không được quấy nhiễu họ". Quân Đường
tiến vào, đều tuân lệnh, giữ nguyên kỷ luật, không xâm phạm mảy may.
Năm 784, Chu Thử bị giết, Đường Đức Tông trở về Trường An. Một
năm sau, Hồn Châm tiến công Hà Trung, tiêu diệt Lý Hoài Quang. Đến
lượt kẻ tự xưng là Sở Đế Lý Hy Liệt qua 1 số trận thất bại, cũng bị bộ
tướng giết chết. Lý Thạnh, Hồn Châm đã lập được công lớn trong việc bảo
vệ sự thống nhất của triều Đường. Quí tộc Thổ Phồn sợ họ nắm binh quyền
thì sẽ bất lợi cho họ, liền dùng kế ly gián. Đường Đức Tông vốn hay nghi
kỵ công thần, lại trúng kế quí tộc của Thổ Phồn, nên đã tước binh quyền
của Lý Thạnh và giao cho hoạn quan chỉ huy quân Thần Sách. Từ đó, nạn
phiên trấn cát cứ còn chưa giải quyết được, thì quyền lực của hoạn quan lại
tăng lên, tạo nên mối đe dọa mới đối với quyền lực của hoàng đế.