LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 3 - Trang 117

Câu nói trên của Âu Dương Tu truyền ra ngoài. 1 số văn nhân khác

không chịu phục, cho rằng kinh thành nhiều nhân tài thế này, lẽ nào lại thua
1 thanh niên non nớt vừa bước vào đời. Nhưng khi được đọc thơ văn đầy
tài hoa và khí phách của ông, mọi người mới thấy lời đánh giá của Âu
Dương Tu là đúng. Tô Thức trở nên nổi tiếng, và người em của ông, chàng
thanh niên Tô Triệt mới 19 tuổi cũng đỗ tiến sĩ trong năm đó. Không cần
phải nói cũng biết Tô Tuân, người cha của họ sung sướng đến ngần nào.
Nhưng Tô Tuân cũng mang nặng 1 nỗi niềm canh cánh. Nguyên do là bản
thân Tô Tuân vốn cũng là 1 người sở trường về tản văn. Khi còn trẻ, ông
không chăm lo học hành, tới năm 27 tuổi, thấy người khác thành đạt liền
vùi đầu đọc sách. Một năm sau, ông đi thi tiến sĩ, nhưng không trúng. Trở
về nhà, ông giận dữ, đem đốt bỏ hết văn chương mình đã viết ra và học lại
từ đầu, quả nhiên tiến bộ rất nhanh. Lần này, đưa 2 con lên kinh thành, thấy
2 con còn trẻ măng mà đã đỗ tiến sĩ, ông mừng cho con và cũng buồn cho
mình. Nghe nói Âu Dương Tu là người rất coi trọng văn tài, ông liền đem
hơn 20 bài văn của mình viết trong mấy năm nay, nhờ người chuyển cho
Âu Dương Tu, xin ông chỉ giáo. Âu Dương Tu xem thấy văn chương của
Tô Tuân, có phong cách già dặn, rất có cá tính, liền tiến cử với tể tướng
Hàn Kỳ. Hàn Kỳ cũng rất tán thưởng, liền đặc cách cử ông làm Hiệu thư
lang trong Bí thư tỉnh mà không cần qua thi cử.

Như vậy, 3 cha con Tô Tuân đều nổi tiếng ở kinh thành. Người ta gọi

gộp cả 3 người là "Tam Tô". Khi Vương An Thạch ban hành tân pháp, thì
Tô Tuân đã chết. Tô Triệt đã có thời gian làm việc dưới quyền Vương An
Thạch, nhưng sau không hợp, bị giáng chức và bị điều khỏi kinh thành. Tô
Thức chủ động xin điều đi xa, lần lượt làm thứ sử Hàng Châu, Hồ Châu
(nay là huyện Ngô Hưng, Triết Giang). Đến nơi nào, ông cũng mở mang
xây đắp công trình thủy lợi, giảm thuế má, khuyến khích sản xuất, làm
những việc có ích cho đời sống nhân dân. Sau đó, Tô Thức thấy quan lại và
cường hào địa phương ở Hồ Châu hoành hành ngang ngược thì rất không
hài lòng. Ông làm thơ châm biếm những việc đó. Không ngờ, những bài
thơ ấy được truyền về kinh thành, bọn quan liêu thù ghét ông nhặt ra trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.