đó 1 số câu, lấy đó làm bằng chứng vu cáo Tô Thức phỉ báng triều đình,
phạm tội đại nghịch vô đạo. Chúng cách chức Tô Thức, bắt ông giải về
Đông Kinh, giam vào nhà ngục, toan xử tội chết. Tô Thức bị giam vừa
đúng 100 ngày chịu mọi nỗi khổ cực. Sau đó, vì xét thấy thực ra không có
tội gì lớn, Tống Thần Tông liền hạ lệnh tha ông ra và biếm trích tới Hoàng
Châu (nay là Hoàng Cương, Hò Bắc).
Tô Thức đến Hoàng Châu, với 1 chức quan nhỏ không có thực quyền,
trên thực tế là sống cuộc sống lưu đày. Ông nghèo tới mức không đủ sống.
Sau nhờ bạn bè giúp đỡ, kiếm được 1 mảnh đất, tự mình cày cuốc. Ông còn
tự san đất, dựng 1 căn nhà nhỏ trên sườn dốc phía đông, liền tự đặt cho
mình 1 biệt hiệu, là "Đông Pha cư sĩ" (cư sĩ ở sườn dốc phía đông). Do đó,
về sau, người ta thường gọi ông là Tô Đông Pha. Trong những năm tháng
thất ý về chính trị, Tô Thức thường du ngoạn khắp núi sông, viết thơ ca để
thổ lộ tâm tình. Một lần, ông nghe nói bên Trường Giang có 1 nơi danh
thắng có tên là Xích Bích, liền hẹn với mấy người bạn, thuê 1 con thuyền
nhỏ cùng đi chơi trong 1 đêm trăng sáng, trời trong. Tại đây, ông nhớ lại
trận đánh lớn giữa Tào Tháo và Chu Du thời Tam Quốc, trong lòng xúc
động, trào dâng tình cảm. Khi trở về, ông viết nên bài "Xích Bích phú" nổi
tiếng. Tô Thức không chỉ sở trường về thơ và tản văn, mà còn đạt được
nhiều thành tựu về sáng tác từ. Những bài từ của ông có phong cách hào
phóng khác hẳn mọi người. Sau chuyến đi chơi Xích Bích, ông còn viết 1
bài từ theo điệu "Niêm nộ kiều", có những câu như sau:
"Sông lớn chảy về đông, sóng vùi dập
bao nhân vật phong lưu thiên cổ
Phía tây thành lũy cổ, dân nói rằng
đó là Xích Bích của Chu Lang
Đá loạn chọc mây, sóng dữ vỗ bờ,