chạy khỏi kinh thành. Bản thân Tống Khâm Tông cũng rất dao động, không
biết xử sự ra sao. Lý Cương nghe biết việc đó, lập tức xin triều kiến Tống
Khâm Tông, nói: "Thái thượng hoàng (chỉ Tống Huy Tông) truyền ngôi
cho hoàng thượng, chính là mong bệ hạ giữ vững được kinh thành, Bệ hạ
sao có thể bỏ đây mà đi được?".
Tống Khâm Tông chưa kịp trả lời, tể tướng Bạch Thời Trung đã cướp
lời: "Quân địch lớn như thế, sao có thể giữ được?".
Lý Cương bác lại: "Thành trì khắp trong nước, không đâu kiên cố
bằng kinh thành. Vả lại, kinh thành là trung tâm của cả nước, văn võ bá
quan đều tập trung ở đây. Chỉ cần hoàng thượng đôn đốc việc kháng chiến,
thì sao lại không giữ được?".
Một hoạn quan đứng ở bên cũng lảm nhảm rằng thành trì của Đông
Kinh không vững chắc, không thể chống nổi cuộc tiến công của quân Kim,
Tống Khâm Tông liền sai Lý Cương đi thị sát. Lý Cương đi 1 lát, trở lại
nói: "Hạ thần đã xem xét, lầu thành vừa cao vừa chắc, hào quanh thành tuy
có cạn và hẹp, nhưng nếu ta bố trí tinh binh có cung nỏ mạnh, thì không lo
gì không giữ được!". Sau đó, ông còn đề xuất nhiều biện pháp phòng thủ,
xin Tống Khâm Tông duy trì đoàn kết quân dân chung sức giữ thành, đợi
viên quân các nơi đến, sẽ tổ chức phản công.
Tống Khâm Tông còn hơi do dự, nói: "Vậy thì, ai có thể đảm đương
trọng trách giữ thành?".
Lý Cương nhìn lướt các đại thần, rồi nói: "Thời bình, nhà nước dùng
chức cao bổng hậu để đãi ngộ các quan, chính là để mọi người ra sức vào
lúc nguy cấp này. Các vị tể tướng Bạch Thời Trung, Lý Bang Ngạn nên
đứng ra đảm đương trách nhiệm giữ thành".
Bạch Thời Trung, Lý Bang Ngạn đứng bên, nghe nói thế thì hoảng sợ,
trắng bệch cả mặt. Bạch Thời Trung giận dữ vặc lại: "Lý Cương! Sao ông