lạ thế? Bản thân ông có biết giữ thành không?".
Lý Cương ung dung nói: "Nếu bệ hạ không cho là thần thiếu năng lực,
trao cho thần nhiệm vụ chỉ huy quân đội giữ thành, thì thần xin tình nguyện
đem tính mạng ra báo đáp quốc gia!".
Tống Khâm Tông thấy thái độ Lý Cương kiên quyết như vậy, liền trao
cho ông phụ trách toàn bộ công việc phòng thủ. Bọn Bạch Thời Trung và 1
số hoạn quan vẫn chưa từ bỏ ý định khuyên Khâm Tông rút chạy, nên khi
Lý Cương vắng mặt, chúng lại xúm vào khuyên khiến Khâm Tông dao
động, xiêu lòng. Sáng hôm sau, khi Lý Cương vào triều, đã thấy cấm quân
xếp hàng 2 bên đường, ngựa xe, nghi trượng đã chuẩn bị xong xuôi, chỉ đợi
Khâm Tông lên xe là xuất phát. Lý Cương đùng đùng nổi giận lớn tiếng hỏi
các tướng sĩ cầm quân: "Rút cuộc lại, các ngươi muốn bảo vệ kinh thành
muốn bỏ chạy?".
Các tướng sĩ đồng thanh đáp: "Xin tình nguyện bảo vệ kinh thành!".
Lý Cương và các tướng lĩnh cấm quân cùng nhau vào cung, tâu với
Tống Khâm Tông: "Gia đình của các tướng sĩ cấm quân đều ở kinh thành.
Họ không muốn bỏ đây mà đi. Nếu buộc họ đi, vạn nhất trên đường họ trốn
trở lại, kẻ địch đuổi tới, thì ai sẽ bảo vệ hoàng thượng?".
Tống Khâm Tông thấy bỏ chạy cũng nguy hiểm, mới bất dĩ phải ở lại.
Lý Cương lập tức trở ra, tuyên bố với mọi người: "Hoàng thượng đã quyết
định ở lại giữ kinh thành. Từ nay ai còn dám đề xuất việc bỏ chạy, sẽ nhất
luật xử trảm!". Binh lính nghe nói thế, đều cảm động hoan hô vang dậy.
Sau khi giữ được Khâm Tông ở lại, Lý Cương liền tích cực phòng thủ,
bố trí binh lực mạnh xung quanh thành, có các loại vũ khí phòng thủ, đồng
thời phái tinh binh ra giữ kho lương thực ngoài thành, đề phòng địch đánh
lén. Ba ngày sau, Tông Vọng đã dẫn quân Kim đến chân thành. Họ dùng
mấy thuyền chở chất cháy, đi từ thượng lưu xuống, chuẩn bị hảo công vào