muốn được chuẩn bị đầy đủ rồi sẽ xuất phát, nhưng Tống Khâm Tông sợ
ông kéo dài thời gian nên liên tục thúc giục. Lý Cương đành dẫn quân vội
vã lên đường. Đến Hà Dương, Lý Cương chiêu mộ thêm binh mã, nhưng
triều đình lập tức ra lệnh buộc ông phải giải tán số quân mới chiêu mộ được
và tiến lên Thái Nguyên ngay. Lý Cương chia quân làm 3 đường để đánh
địch, nhưng các tướng lĩnh do triều đình trực tiếp chỉ huy không chịu tuân
theo sự điều động của ông. Ba cánh quân thiếu sự thống nhất chỉ huy, kết
quả bị đại bại. Lý Cương chỉ là thống soái trên danh nghĩa mà không có
quyền chỉ huy trên thực tế, đành xin triều đình cho từ chức. Bọn chủ hàng
liền công kích ông là luôn nói đánh Kim, mà khi đánh lại để hao binh tổn
tướng. Tống Khâm Tông liền cách chức Lý Cương, biếm trích ông xuống
miền nam.
Vua tôi triều Kim rất sợ Lý Cương, nay Lý Cương đã bị bãi chức nên
họ không còn e ngại gì nữa. Kim Thái Tông liền hạ lệnh cho Tông Hàn,
Tông Vọng tiến công Đông Kinh. Lúc đó, thành Thái Nguyên đã bị cánh
quân phía tây của Tông Hàn bao vây suốt 8 tháng. Tướng chỉ huy phòng
thủ Thái Nguyên là Vương Bẩm chỉ huy quân và dân kiên quyết chống giữ.
Quân Kim dùng mọi biện pháp đánh thành, đều bị Vương Bẩm đánh lui.
Lâu ngày, trong thành hết lương, quân lính phải giết lừa ngựa và bò để ăn
đỡ đói. Bò ngựa hết, họ phải ăn tới dây da trên cung nỏ. Dân chúng đều ăn
rau dại và cám, nhưng không 1 ai chịu đầu hàng. Cuối cùng, thành Thái
Nguyên bị vỡ. Sau khi dẫn đầu binh kính kịch chiến trong từng ngõ phố,
Vương Bẩm nhảy xuống sông Phần tự tận. Sau khi Thái Nguyên thất thủ, 2
cánh quân Kim tiến xuống phía nam. Các đạo quân Tống nghe tin Đông
Kinh nguy cấp, chủ động đem quân tới cứu. Tống Khâm Tông và các đại
thần thuộc phái chủ hàng chỉ lo cắt đất cầu hòa nên lại ra lệnh cho họ dẫn
quân trở về địa phương.
Lúc đó, quân Tống phòng thủ ở bờ nam Hoàng Hà còn tới 12 vạn bộ
binh và 1 vạn kỵ binh. Cánh quân phía tây của Tông Hàn tới bờ bắc Hoàng
Hà, không dám dùng sức mạnh để vượt sông. Đến đêm, họ hư trương thanh