Kim cướp bóc tàn bạo và vương triều Tống thối nát chạy dài khiến nhân
dân chịu tai họa cùng cực, rất nhiều gia đình lâm vào cảnh nhà tan cửa mất.
Nữ từ nhân nổi tiếng Lý Thanh Chiếu cùng chung số phận bi thảm đó. Lý
Thanh Chiếu vốn quê quán tại Lịch Thành (nay là Tế Nam, Sơn Đông), là 1
nữ từ nhân nổi tiếng trong văn học lịch sử Trung Quốc. Cha là Lý Cách
Phi, cũng là 1 văn học gia, từng làm quan dưới thời Tống Huy Tông. Vì là
người chính trực, lại là học trò của Tô Thức, nên bị Thái Kinh đả kích. Từ
nhỏ, Lý Thanh Chiếu đã được cha đào luyện, hết sức yêu thích văn chương,
mê say thi, họa. Đặc biệt là về sáng tác từ, bà đã đạt được thành tựu xuất
sắc. Năm 18 tuổi, bà kết hôn với Triệu Minh Thành, cũng là 1 quan gia tử
đệ. Hai vợ chồng vô cùng hòa hợp, ngoài lòng yêu thích văn chương, còn
có 1 niềm say mê chung là sưu tập đồ kim thạch (đồ đồng và bia đá có khắc
bài văn hoặc bức họa). Những đồ kim thạch đó vừa thể hiện tính nghệ thuật
thời cổ đại Trung Quốc, vừa là tư liệu lịch sử quý giá.
Khi đó, Triệu Minh Thành còn học trong trường Thái học ở Đông
Kinh. Hai gia đình Triệu, Lý tuy đều làm quan to, nhưng không thật giàu
có, không có tiền để họ mua văn vật. Nhưng điều đó không làm giảm lòng
yêu thích kim thạch của họ. Vào các dịp mồng 1, ngày rằm, Triệu Minh
Thành được về thăm nhà, liền đem 1 số quần áo tới hiệu cầm đồ cầm với
giá rẻ, rồi lấy tiền đi tới chùa Đại Tướng Quốc. Chùa Đại Tướng Quốc là
ngôi chùa lớn nhất Đông Kinh, thường tổ chức các lễ hội. Trong lễ hội, có
bày bán đủ loại thương phẩm và thư tịch, đồ cổ và thư họa. Triệu Minh
Thành tới đây, thấy đồ kim thạch nào ưng ý, đều bỏ tiền mua. Về nhà, 2 vợ
chồng cùng nhau thưởng thức, phân loại, coi đó là lạc thú lớn nhất trong
cuộc sống. Hai năm sau, Triệu Minh Thành ra làm quan. Ông dùng toàn bộ
số lương bổng để mua đồ kim thạch và sách vở. Người cha của ông có 1 số
bạn bè thân thích làm việc trong Tàng thư các (kho lưu trữ). Ở đó có rất
nhiều sách cổ không lưu truyền ra bên ngoài. Qua những người đó, Triệu
Minh Thành tìm mọi cách mượn sách về sao chép. Cứ như vậy, số đồ kim
thạch và thư họa ngày càng nhiều. Lý Thanh Chiếu liền lập ra 1 kho sách,
chỉnh lý và thống kê đầy đủ, hễ phát hiện thiếu sót là tìm mọi cách bổ sung,