quân Nguyên nhưng có tính toán riêng. Ông dẫn phái đoàn gồm các đại
thần Ngô Kiên, Giả Dư Khánh tới trại Nguyên. Khi gặp Bá Nhan, Văn
Thiên Tường không hề đề cập tới việc cầu hòa, mà nghiêm chỉnh chất vấn:
"Rút cuộc, các ông muốn hòa hảo hay cố ý tiêu diệt Tống?".
Bá Nhan nói: "Ý của hoàng thượng chúng tôi rất rõ ràng, không hề
muốn tiêu diệt triều Tống!".
Văn Thiên Tường nói: "Nếu như vậy thì xin các ông rút quân đội về
Bình Giang hoặc Gia Hưng. Nếu các ông nhất định muốn tiêu diệt chúng
tôi, thì quân dân miền nam sẽ chiến đấu đến cùng, các ông vị tất sẽ được lợi
gì đâu".
Bá Nhan sầm mặt, đe dọa: "Nếu các ngươi không ngoan ngoãn đầu
hàng, chúng ta sẽ không tha!".
Văn Thiên Tường hiên ngang nói: "Ta đường đường là tể tướng triều
Tống. Nay nước nhà nguy hiểm, ta đã chuẩn bị lấy cái chết để báo đáp quốc
gia; dù có rừng đao biển lửa, ta đâu có sợ!".
Giọng nói vang rền, lời lẽ nghiêm trang của Văn Thiên Tường trước
Bá Nhan khiến các quân Nguyên đứng xung quanh sửng sốt, kính phục.
Sau cuộc gặp, Bá Nhan cho các sứ thần khác về tâu với Tạ thái hậu, nhưng
giữ Văn Thiên Tường lại. Biết Bá Nhan có ý xấu, Văn Thiên Tường kháng
nghị. Bá Nhan làm ra vẻ không có chuyện gì, nói: "Ngài đừng nóng, việc
lớn giữa hai nước cần có ngài ở lại để tiếp tục thương lượng".
Ngô Kiên, Giả Dư Khánh về Lâm An, tâu lại với Tạ thái hậu về việc
Văn Thiên Tường cự tuyệt đầu hàng. Tạ thái hậu quyết đầu hàng, nên thay
Giả Dư Khánh làm hữu thừa tướng, phái tới trại Nguyên xin hàng. Văn
Thiên Tường nổi giận chửi mắng Giả Dư Khánh thậm tệ, nhưng việc đầu
hàng không thể thay đổi được nữa. Năm 1276, Bá Nhan đưa quân vào
chiếm Lâm An, Tạ thái hậu và Triệu Hiển ra khỏi cung xin hàng. Quân