dám mở miệng, chỉ riêng Bạch Cư Dị là tỏ thái độ. Ông dâng sớ tấu lên
Hiến Tông, xin ra lệnh truy nã hung thủ. Bọn hoạn quan và giới quan liêu
quí tộc nắm ngay cơ hội đó, nói Bạch Cư Dị không phải là gián quan, sao
được phép nói lung tung về đại sự triều đình, cần phải được nghiêm trị để
giữ kỷ cương. Hùa theo đó, 1 số quan chức vốn không ưa Bạch Cư Dị, ồn
ào đặt chuyện vu cáo bôi nhọ ông. Có kẻ nói bà mẹ Bạch Cư Dị nhân lúc
đang ngắm hoa, sơ ý bị ngã xuống giếng mà chết, thế mà Bạch Cư Dị vẫn
viết những bài thơ "Thưởng hoa" và "Giếng mới", như thế rõ ràng là đại bất
hiếu. Qua mạng lưới tội danh được thêu dệt la liệt như thế, khó ai có thể
biện hộ cho ông. Cuối cùng, ông bị giáng chức, đổi đi làm tư mã ở Giang
Châu (nay là Cửu Giang, Giang Tây).
Bị biếm trích 1 cách vô lý, sau khi tới Giang Châu, tâm tình Bạch Cư
Dị hết sức u uất. Một buổi tối, nhân đi tiễn khách ở Bồn Phố Khẩu ở Giang
Châu, ông nghe thấy tiếng đàn tỳ bà ai oán vọng trên mặt sông, vội sai
người tìm hỏi. Được biết tiếng đàn đó là của 1 kỹ nữ già từng nhiều năm
phiêu bạt giang hồ. Ông ghé thuyền đến gặp, sau khi nghe ngón đàn tuyệt
kỹ của nàng và nghe nàng thuật lại thân thế chìm nổi bi thương thì hết sức
xúc động. Lại liên tưởng đến cảnh ngộ của mình, ông thấy trào dâng niềm
đồng cảm sâu sắc, liền viết nên bài trường thi tự sự nổi tiếng "Tỳ bà hành"
có những câu:
"Ngã vãn tỳ bà dĩ thán tức
Hựu văn thử ngữ trung tức tức
Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân
Tương phùng hà tất tằng tương thức..."
Dịch thơ:
"Nghe đàn ta đã chạnh buồn