Bạch Cư Dị bị ông ta trêu cợt, vẫn lặng im cung kính đứng khép nép 1
bên, chờ nghe lời chỉ giáo. Cố Huống cầm bản thảo tập thơ, thuận tay giở
xem lướt từng trang. Bỗng ông dừng tay, mắt chăm chăm nhìn vào tập thơ,
bất giác khẽ khàng ngâm lên:
"Ly ly nguyên thượng thảo
Nhất tuế nhất khô vinh
Dã hỏa thiêu bất tận
Xuân phong xuy hựu sinh..."
Dịch thơ:
"Cỏ mọc tràn thảo nguyên
Mỗi năm khô rồi tốt
Lửa đồng thiêu không hết
Xuân tới lại trồi lên"
Ngâm tới đó, Cố Huống lộ vẻ hào hứng, đứng bật dậy, kéo tay Bạch
Cư Dị, nắm chặt và nồng nhiệt nói: "Ôi chao! Viết được những câu thơ như
thế này thì trú tại Trường An không khó khăn gì. Vừa rồi ta nói đùa, cậu
chớ để tâm".
Sau lần gặp gỡ đó, Cố Huống hết sức tán dương thi tài của Bạch Cư
Dị, gặp ai ông cũng khoe cậu con nhà họ Bạch giỏi giang. Một truyền
mười, mười truyền trăm, khiến Bạch Cư Dị nổi tiếng khắp Trường An. Mấy
năm sau, ông thi đậu tiến sĩ. Đường Hiến Tông biết tiếng ông, liền phong
ông làm hàn lâm học sĩ và sau đó, thăng ông lên chức tả thập di (gián
quan). Bạch Cư Dị đâu phải hạng người mưu danh cầu lợi, chịu xu nịnh
quan trên. Ông không ngừng sáng tác thơ văn, bóc trần mọi hiện tượng xấu