LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
TẬP 3
Lâm Hán Đạt & Tào Dư Chương
www.dtv-ebook.com
Bạch Cư Dị Tới Trường An
Sau khi Đường Hiến Tông lên ngôi có tiến hành 1 vài cải cách chính
trị, dùng mấy người chính trực như Lý Dịch làm tể tướng. Nhưng mặt khác,
ông vẫn rất tin cậy bọn hoạn quan. Để thảo phạt phiên trấn, Hiến Tông cử 1
hoạn quan làm nguyên soái, việc này bị 1 số đại thần phản đối, trong đó
người phản đối mạnh mẽ nhất là Tả thập di Bạch Cư Dị. Bạch Cư Dị là 1
nhà thơ nổi tiếng thời Đường, quê ở Hạ Khê (nay ở đông bắc huyện Vị
Nam, Thiểm Tây). Tiếng tăm về tài thơ của ông được lan truyền từ rất sớm.
Từ nhỏ, Bạch Cư Dị đã rất thông minh, mới 6-7 tháng tuổi đã phân biệt
được chữ "chi", chữ "vô". Từ năm 6 tuổi đã tập làm thơ. Khi ông khoảng
15-16 tuổi, người cha là Bạch Lý Canh làm quan ở Từ Châu, cho Bạch Cư
Dị tới kinh thành Trường An để kết giao với các danh nhân và hiểu biết
việc đời. Lúc đó, cuộc nổi loạn của Chu Thử vừa kết thúc, Trường An còn
rất tiêu điều xơ xác. Đặc biệt là do chiến tranh kéo dài 10 năm, nạn đói lan
tràn, giá lương thực ở Trường An rất cao, đời sống nhân dân rất khó khăn.
Lúc đó, Trường An có 1 nhà văn tên là Cố Huống, có chút tài năng và
danh tiếng, nhưng tính cách rất cao ngạo, gặp lớp hậu sinh thường lên mặt
cha chú, rất khó gần. Bạch Cư Dị nghe tiếng Cố Huống liền đem bản thảo
tập thơ của mình đên gặp Cố Huống để thỉnh giáo. Cố Huống nghe nói
Bạch Cư Dị cũng là quan gia tử đệ, không thể không tiếp. Gặp Cố Huống,
Bạch Cư Dị lễ phép đưa danh thiếp và bản thảo tập thơ cho ông. Cố Huống
ngắm cậu thiếu niên, lại nhìn danh thiếp thấy cái tên "Cư Dị" (Cư Dị ở đây
có nghĩa là dễ) thì chau mày nói đùa: "Gần đây ở Trường An, giá lương
thực rất đắt, sợ rằng ở đây không dễ dàng đâu?".