lệnh tha Lý Hựu và phái trở lại Đường Châu để giúp Lý Sóc. Lý Hựu về tới
Đường Châu, Lý Sóc mừng rỡ nắm tay ông nói: "Ông được an toàn trở lại,
thật là phúc lớn cho nước nhà". Rồi lập tức phong làm tướng, được quyền
mang vũ khí ra vào đại doanh. Lý Hựu được biết Lý Sóc dùng hết mọi cách
để bảo vệ mình thì xúc động trào rơi nước mắt. Ít lâu sau, tể tướng Bùi Độ
thân tới Hoài Tây dốc chiến. Từ trước tới nay, các cánh quân triều đình đều
do hoạn quan làm giám quân, các tướng không có quyền chủ động trong
việc chỉ huy. Nếu thắng trận thì công lao thuộc về hoạn quan, thua trận thì
các tướng lĩnh bị trị tội. Bùi Độ đến Hoài Tây, thấy tình hình đó, lập tức tâu
lên Đường Hiến Tông triệt bỏ quyền làm giám quân của các hoạn quan.
Các tướng lĩnh biết được quyết định đó, đều hết sức phấn khởi. Lý Hựu
hiến kế với Lý Sóc: "Tinh binh của Ngô Nguyên Tế đều đóng ở Hồi Khúc
(nay ở tây nam Thương Thủy, Hà Nam) và các vùng ven, còn tại Thái Châu
chỉ có số ít quân lính già yếu, tàn tật. Chúng ta cần nhằm sơ hở đó, đánh
thẳng vào Thái Châu thì sẽ dễ dàng bắt sống được Ngô Nguyên Tế".
Lý Sóc báo cáo kế hoạch đó cho Bùi Độ. Bùi Độ tỏ ý ủng hộ, nói:
"Đánh trận cần phải bất ngờ để giành thắng lợi. Cứ theo thế mà làm!".
Lý Sóc hạ lệnh cho Lý Hựu và Lý Trung Nghĩa dẫn 3000 tinh binh đi
tiên phong, còn tự mình dẫn trung quân và hậu vệ lần lượt xuất phát. Ngoài
mấy tướng tiên phong không ai được biết đích tiến quân. Có người đến hỏi
Lý Sóc. Lý Sóc chỉ nói: "Hãy cứ biết tiến quân về phía đông".
Hành quân 60 dặm, tới thôn Trương Sài. Quân Hoài Tây đóng ở đây
không hề phòng bị gì, bị quân tiên phong của Lý Hựu tiêu diệt toàn bộ. Lý
Sóc chiếm được thôn Trương Sài, cho quân lính nghỉ 1 chút, lưu 1 ít quân
lại giữ để cắt đứt đường tới Hồi Khúc. sau đó, lại tiếp tục cuộc hành quân
ngay trong đêm. Các tướng lại hỏi Lý Sóc về mục tiêu sẽ tới. Lúc đó Lý
Sóc mới nói: "Đến Thái Châu, bắt Ngô Nguyên Tế".
Một số tướng đã từng bị Ngô Nguyên Tế đánh bại, nghe thấy lệnh đó
thì lo sợ tái mặt. Những hoạn quan đi theo vốn nhát gan, sợ phát khóc, lu