Liêu, đem quân đánh Hậu Chu nhưng đều bị Chu Thái Tổ đánh bại. Năm
954, Chu Thái Tổ mất, ông không có con trai. Sai hoàng hậu có người cháu
là Sài Vinh, từ nhỏ đã thông minh lanh lợi, lại giỏi giang võ nghệ, được
Chu Thái Tổ nhận làm con. Khi Chu Thái Tổ mất, Sài Vinh kế thừa ngôi
hoàng đế. Đó là Chu Thế Tông.
Chu Thế Tông vừa lên ngôi, Lưu Sùng ở Bắc Hán cho rằng tình hình
triều Chu không ổn định, đây là thời cơ tiến chiếm Trung nguyên, liền tập
trung 3 vạn quân và mượn thêm 1 vạn kỵ binh của Liêu, tiến công vào Lạc
Châu (trị sở ở Trường Trị, Sơn Tây ngày nay). Tin tức truyền tới Biện
Kinh, Chu Thế Tông lập tức triệu tập các đại thần lại bàn. Ông ta nêu ý
kiến là sẽ dẫn quân thân chính để chống lại liên quân Liêu và Bắc Hán. Các
đại thần nói: "Bệ hạ vừa lên ngôi, lòng người dễ xao động, bệ hạ không nên
thân chinh, mà cử một tướng khác đi thì hơn".
Chu Thế Tông nói: "Chu Sùng nhân lúc ta có việc tang, lại có ý coi ta
còn trẻ và mới lên ngôi, toan nuốt chửng Trung nguyên. Lần này đích thân
hắn đem quân tới, ta không thể không đích thân đối phó với hắn".
Các đại thần thấy thái độ của Chu Thế Tông kiên quyết như thế, thì
không ai nói gì nữa. Chỉ có 1 lão thần đứng lên phản đối, đó là thái sư
Phùng Đạo. Phùng Đạo là viên tể tướng ngay từ thời Hậu Đường Minh
Tông. Sau đó, trải qua 3 triều đại, vẫn giữ được ngôi vị đó. Trước mặt các
hoàng đế, ông ta giỏi tùy cơ ứng biến khéo ăn nói, nên mọi hoàng đế đều
ưa thích. Khi quân Liêu chiếm Biện Kinh, ông chủ động đến triều kiến vua
Liêu. Các hoàng đế của vương triều mới cũng thích dùng ông. Vì vậy, dù ở
vương triều nào, ông vẫn giữ được chức vị quan trọng, là tể tướng, thái sư,
thái phó. Lần này, Phùng Đạo thấy Chu Thế Tông còn trẻ tuổi, liền thấy tư
cách nguyên lão để khuyên ngăn việc xuất chính. Chu Thế Tông nói với
Phùng Đạo: "Xưa kia Đường Thái Tông bình định thiên hạ, đều tự mình
cầm quân. Ta sao có thể chỉ chú ý an toàn cho mình?".