LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 3 - Trang 63

tề tiến về kinh thành. Suốt dọc đường, không hề gây phiền nhiễu gì tới dân
chúng. Đến Biện Kinh lại được Thạch Thủ Tín và Vương Thẩm Kỳ làm nội
ứng, nên rất dễ dàng chiếm được kinh thành. Các tướng triệu tập các tể
tướng Phạm Chất, Vương Phổ tới. Thấy họ, Triệu Khuông Dận làm ra vẻ
khó xử nói: "Thế Tông đối đãi với ta ơn sâu nghĩa nặng. Nay at bị các
tướng buộc làm việc này, các ông thấy phải làm sao bây giờ?".

Bọn Phạm Chất không biết trả lời ra sao. Một viên tướng nghiêm

trọng quát lớn: "Chúng ta không có người làm chúa. Nay mọi người nhất
định mời Điểm kiểm lên làm thiên tử!".

Phạm Chất, Vương Phổ sợ hãi, vội sụp xuống lạy. Chu Cung Đế phải

nhường ngôi. Triệu Khuông Dận lên ngôi hoàng đế, đổi quốc hiệu là Tống,
định đô ở Đông Kinh (tức Biện Kinh cũ, Khai Phong ngày nay). Lịch sử
gọi triều đại này là Bắc Tống, Triệu Khuông Dận tức Tống Thái Tổ. Thời
Ngũ Đại kéo dài hơn 50 năm tới đây kết thúc.

Tống Thái Tổ lên ngôi hoàng đế, mẹ ông đương nhiên trở thành thái

hậu. Khi các đại thần chúc mừng thái hậu, bà chau mày, tỏ vẻ rất đau buồn.
Khi đã tan buổi triều kiến, các đại thần liền hỏi thái hậu: "Hoàng đế đã lên
ngôi, sao thái hậu lại tỏ ra không vui?".

Thái hậu trả lời: "Ta nghe nói làm thiên tử rất khó. Có cai trị đất nước

tốt thì ngôi vị đó mới tôn quý. Nếu cai trị không tốt, để phát sinh rối loạn,
thì muốn trở lại làm người dân thường cũng không được nữa".

Nỗi lo lắng của thái hậu không phải là không có lý. Tuy Tống Thái Tổ

đã lên ngôi, nhưng toàn quốc vẫn chưa thống nhất. Chưa nói tới các chính
quyền cát cứ khắp nơi, mà ngay trong vùng Trung nguyên vốn do Bắc Tống
thống trị, 1 số tiết độ sứ vẫn chưa chịu phục trước việc Tống Thái Tổ lên
ngôi. Để giải quyết tình hình này, cần có biện pháp hết sức khôn khéo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.