LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 3 - Trang 68

Tống Thái Tổ phấn khởi cười nói: "Suy nghĩ của chúng ta phù hợp với

nhau rồi".

Sau khi Tống Thái Tổ và Triệu Phổ quyết định theo kế hoạch "trước

nam sau bắc", thì trong khoảng 10 năm, lần lượt mang quân tiêu diệt Nam
Bình, Hậu Thục, Nam Hán. Như vậy, các thế lực cát cứ ở miền nam chỉ còn
2 nước là Nam Đường và Ngô Việt. Nam Đường là 1 chính quyền cát cứ
lớn mạnh nhất trong số "10 nước". Nơi đây đất đai phì nhiêu, lại không bị
chiến tranh phá hoại như miền Trung nguyên nên kinh tế phồn vinh, đất
nước giàu mạnh. Nhưng quốc vương Nam Đường đều là những kẻ tối tăm,
bất lực, khiến đất nước mỗi ngày 1 suy nhược. Quốc vương cuối cùng của
Nam Đường là Lý Dục, lịch sử gọi là Nam Đường Hậu Chủ, là 1 người
sáng tác từ nổi tiếng. Ông rất tinh thông thơ từ, âm nhạc, thư họa, nhưng
không hề am hiểu việc cai trị đất nước. Sau khi Bắc Tống được thành lập,
hàng năm Lý Dục tiến cống cho Bắc Tống rất nhiều của cải vàng bạc để
mong duy trì địa vị. Về sau, thấy Tống Thái Tổ liên tiếp tiêu diệt 3 nước
nhỏ xung quanh thì hoảng sợ, vội phái sứ giả mang thư gửi Tống Thái Tổ,
tỏ ý xin thủ tiêu quốc hiệu Nam Đường, bản thân xin đổi gọi là "Nam
Giang quốc chủ". Nhưng 1 nhượng bộ nhỏ nhặt như vậy, sao có thể làm
thay đổi quyết tâm thống nhất đất nước của Tống Thái Tổ.

Tháng 9 năm 974, Tống Thái Tổ phái 2 đại tướng là Tào Bân và Phan

Mỹ dẫn 10 vạn quân, theo 2 đường thủy bộ tiến đánh Nam Đường. Tào Bân
dẫn thủy quân xuất phát từ Kinh Nam xuôi dòng xuống phía đông, nhanh
chóng chiếm được Trì Châu (nay là Quí Trì, An Huy) rồi tiến lên Thái
Thạch Cơ (nay là thành phố Mã Yên Sơn, An Huy). Bộ binh do Phan Mỹ
chỉ huy tiến tới Giang Bắc, bị sông lớn ngăn trở việc tiến quân. Có người
hiến kế cho quân Tống: dùng bè tre và thuyền lớn ghép thành cầu phao để
cho bộ binh qua sông. Phan Mỹ nghe theo kế, lập tức cho làm cầu phao.
Tin đó truyền tới Kim Lăng (nay là Nam Kinh), quốc đô của Nam Đường;
trong lúc vua tôi Nam Đường đang say sưa trong tiệc rượu, Lý Hậu Chủ hỏi
quần thần nên làm thế nào? Các đại thần nói: "Từ thời cổ tới nay, chưa từng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.