đoạt đất đai. Như vậy, từ trên xuống dưới sẽ đến giàu có, chẳng tốt hơn
sao?".
Nhưng Lý Đức Minh vẫn không làm theo ý kiến đó. Tới khi Lý Đức
Minh chết, Nguyên Hạo kế thừa tước vị Tây Bình vương, mới bắt đầu thực
hiện ý đồ của mình Ông đặt ra quan chức, chỉnh đốn quân đội, chuẩn bị
thoát ly khỏi sự khống chế của triều Tống và thành lập chế độ riêng. Chú
Hạo là Sơn Ngộ khuyên ông không nên chống lại Tống, Hạo không nghe
theo. Sơn Ngộ trốn chạy sang phía Tống. Các quan chức ở Diễn Châu
thuộc Tống không muốn gây rắc rối với Nguyên Hạo, liền bắt Sơn Ngộ trao
trả. Biết ý định của mình đã bại lộ, Nguyên Hạo liền chính thức xưng đế
vào năm 1038, lấy quốc hiệu là Đại Hạ, lấy Hưng Khánh (nay là thành phố
Ngân Xuyên thuộc khu tự trị Ninh Hạ) làm quốc đô. Vì quốc gia này ở phía
tây bắc triều Tống nên lịch sử gọi là Tây Hạ.
Sau khi Nguyên Hạ lên ngôi, liền gửi biểu yêu cầu triều Tống công
nhận. Lúc đó, Tống Chân Tông đã chết, con ông là Tống Nhân Tông Triệu
Trinh đang tại vị. Vua tôi triều Tống sau 1 hồi bàn bạc, thấy đây là hành
động chống Tống của Nguyên Hạo, liền hạ lệnh thu hồi tước vị Tây Bình
vương, đoạn tuyệt việc buôn bán và công bố lệnh tróc nã Nguyên Hạo dán
ngoài cửa quan Tống. Lúc đó, quân phòng thủ ở tây bắc có tới ba bốn mươi
vạn, nhưng đều phân tán trong mấy trăm trại thuộc 24 châu do triều đình
trực tiếp chỉ huy, không có sự phối hợp với nhau. Thêm nữa, quân Tống từ
lâu không hề tác chiến, không được huấn luyện. Còn kỵ binh Tây Hạ đều
được chỉ huy tập trung, rất cơ động linh hoạt. Vì vậy, quân Tống luôn thua
trận. 1 năm sau, quân Tây Hạ tiến công Diên Châu, quân Tống lại bị đại
bại. Tống Nhân Tông rất tức giận, lập tức cách chức tri châu Diên Châu là
Phạm Ung rồi cử 2 đại thần là Hàn Kỳ và Phạm Trọng Yên tới Thiểm Tây
để chỉ huy cuộc chiến tranh với Tây Hạ.
Phạm Trọng Yên tới Diên Châu, tiến hành cải cách lại chế độ quân sự
vùng biên giới. Ông chia 1 vạn 6000 người ngựa ở Diên Châu thành 6 đạo