LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 3 - Trang 86

khái lược, Tào Lợi Dụng đành giơ 3 ngón tay lên làm ám hiệu. Thái giám
vào tâu lại, Tống Chân Tông tưởng rằng Tào Lợi Dụng đã nhận bồi thường
mỗi năm 300 lạng thì bất giác kêu lên: "Sao nhiều thế?". Sau khi suy nghĩ 1
lát, ông lại tự an ủi, nói: "Thôi, kết thúc được cuộc chiến tranh này, cũng
đành chấp nhận thôi!".

Ăn cơm xong, Chân Tông gọi Tào Lợi Dụng vào hỏi tỉ mỉ, thấy Dụng

nói mỗi năm chỉ phải nộp 30 vạn lạng, ông Tông mừng quá đỗi, luôn mồm
khen ngợi Tào Lợi Dụng giỏi giang, khéo tranh biện. Sau đó, 2 bên Tống -
Liêu chính thức kí hòa ước. Hàng năm, triều Tống phải nộp cho Liêu 20
vạn tấm lụa và 10 lạng bạc. Khỏi phải nói số tiền bồi thường lớn đó trở
thành 1 gánh nặng lâu dài đè lên vai nhân dân Bắc Tống. Lịch sử gọi cuộc
giảng hòa này là "Minh ước Thiền Uyên" (vì Thiền Châu còn có tên Thiền
Uyên quận, nên hòa ước Thiền Châu mới được gọi như vậy). Do Khấu
Chẩn kiên trì đòi chống Liêu nên đã cứu Tống thoát khỏi thất bại. Tống
Chân Tông thấy Khấu Chuẩn có công, rất kính trọng ông. Nhưng kẻ chủ
trương rút chạy là Vương Khâm Nhược lại gièm pha với Tống Chân Tông
rằng Khấu Chuẩn buộc vua thân chinh tức là đem tính mạng hoàng đế đổ
vào 1 canh bạc, thật là sỉ nhục cho quốc gia. Tống Chân Tông nhớ lại tình
hình khi ở Thiền Châu, vẫn còn sợ toát mồ hôi, liền chuyển sang oán Khấu
Chuẩn, cuối cùng đã cách chức tể tướng của con người đầy lòng yêu nước
đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.