Hà vào thành bắc Thiền Châu. Lúc này, các đạo quân Tống đã tập trung lại
tới Thiền Châu. Các tướng sĩ Tống thấy lá cờ thêu rồng vàng của Tống
Chân Tông đều hoan hô như sấm dậy, sĩ khí lên rất cao.
Tiêu thái hậu phái sứ giả đến thành doanh quân Tống giảng hòa, yêu
cầu triều Tống cắt nhượng đất đai cho Liêu. Tống Chân Tông thấy quân
Liêu nói đến hòa đã trúng ý của mình. Ông bàn với Khấu Chuẩn: "Cắt
nhượng đất đai thì không được, nhưng nếu người Liêu đòi hỏi tiền bạc vải
vóc thì trẫm thấy có thể đáp ứng được".
Khấu Chuẩn vội phản đối giảng hòa, nói: "Chúng muốn hòa thì yêu
cầu chúng phải trả lại ta mười sáu Yên Vân, chứ làm sao còn cho chúng
tiền bạc vải vóc?".
Nhưng Tống Chân Tông 1 mực muốn hòa, không chấp nhận ý kiến
Khấu Chuẩn, cử sứ giả là Tào Lợi Dụng đến doanh trại Liêu đàm phán về
điều kiện nghị hòa. Trước khi Tào Lợi Dụng lên đường, Tống Chân Tông
dặn dò: "Nếu họ đòi bồi thường, không thoái thác được thì có thể nhận mỗi
năm một trăm vạn lạng bạc".
Khấu Chuẩn đứng cạnh nghe nói thế rất bực mình, nhưng không tiện
tranh cãi với Tống Chân Tông. Khi Tào Lợi Dụng lên đường vừa ra khỏi
cửa, Khấu Chuẩn nắm chặt tay Tào Lợi Dụng, nói: "Số tiền bồi thường
không được quá ba mươi vạn. Nếu không khi anh trở về, ta sẽ xin cái đầu
anh đấy!".
Tào Lợi Dụng biết Khấu Chuẩn không nói đùa, nên khi tới trại Liêu,
ra sức cò kè mặc cả, đi tới thỏa thuận là hàng năm triều Tống phải nộp cho
Liêu 30 vạn lạng bằng tiền và vải lụa. Khi Tào Lợi Dụng trở về, gặp lúc
Tống Chân Tông đang ăn cơm, không tiếp kiến ngay được. Chân Tông nôn
nóng muốn biết ngay kết quả đàm phán, liền sai 1 tiểu thái giám ra hỏi
hàng năm phải nộp bao nhiêu. Tào Lợi Dụng thấy đây là việc cơ mật quốc
gia, chỉ có thể tâu riêng với hoàng đế. Thái giám yêu cầu ông nói con số