xuống phía nam, quân tiền phong tiến tới Thiền Châu (nay là Bộc Dương,
Hà Nam). Văn thư cáo cấp tới tấp được chuyển về triều đình. Khấu Chuẩn
khuyên Chân Tông đem binh thân chinh, phó tể tướng Vương Khâm
Nhược và 1 đại thần khác là Trần Nghiêm Tẩu lại ngầm khuyên Chân Tông
dời đô. Vương Khâm Nhược là người miền Giang Nam nên khuyên dời đô
xuống Kim Lăng. Trần Nghiêm Tẩu là người Thục, lại khuyên Chân Tông
chạy vào Thành Đô. Tống Chân Tông do dự, không biết nghe theo ý kiến
nào, cuối cùng triệu kiến tể tướng mới là Khấu Chuẩn, hỏi ông: "Có người
khuyên trẫm dời đô xuống Kim Lăng, có người lại khuyên trẫm dời vào
Thành Đô. Khanh xem nên làm thế nào?".
Khấu Chuẩn liếc nhìn thấy Vương Khâm Nhược và Trần Nghiêm Tẩu
đứng gần đó đã đoán được tình hình, liền nghiêm giọng nói: "Kẻ nào
khuyên bệ hạ như thế xin đem chém đầu ngay!".
Ông trình bày với Chân Tông rằng: chỉ cần nhà vua ngự giá thân chinh
thì sĩ khí được cổ vũ, nhất định sẽ đánh lui được quân Liêu. Nếu bỏ Đông
Kinh mà chạy xuống phía nam, thì lòng người dao động, kẻ địch sẽ thừa cơ
tiến vào, đất nước sẽ khó lòng giữ được. Tống Chân Tông nghe Khấu
Chuẩn nói, có phần vững dạ, quyết định ngự giá thân chinh và mang theo
Khấu Chuẩn đi chỉ huy quân đội. Đại quân tiến tới Vĩ Thành (nay ở đông
nam huyện Hoạt, Hà Nam), nghe tin quân Liêu rất mạnh đang tiến xuống, 1
số đại thần đi theo hoảng sợ. Nhân lúc Khấu Chuẩn vắng mặt, xin Chân
Tông tạm lui quân để tránh sức mạnh của địch. Tống Chân Tông vốn rất
nhu nhược, nghe những ý kiến đó lại dao động, gọi Khấu Chuẩn tới bàn.
Tống Chân Tông nói: "Mọi người đều nói với trẫm rằng tốt nhất là chạy
xuống phương nam. Khanh thấy thế nào?".
Khấu Chuẩn nghiêm túc trả lời: "Những kẻ chủ trương chạy xuống
phương nam đều là lũ nhút nhát và ngu xuẩn. Hiện nay quân địch đã áp tới
gần, lòng người rung động. Chúng ta chỉ có thể tiến lên một bước, chứ
quyết không thể lùi một tấc. Nếu tiến lên, thì sĩ khí của quân dân Hà Bắc sẽ