lệnh cho bắn mạnh vào góc tây bắc. Từng trái pháo rơi xuống cửa tây, mỗi
lúc 1 dày đặc. Tường thành dần dần sụp đổ, cuối cùng vỡ ra 1 khoảng lớn.
Sử Khả Pháp đang chỉ huy quân lính bịt cửa thì quân Thanh đã xông vào
đông như kiến. sử Khả Pháp không thể giữ thành được nữa, liền rút bội đao
toan tự đâm vào cổ. Tướng lĩnh tùy tùng vội giữ chặt tay ông, giằng lại đao.
Sử Khả Pháp còn muốn đứng tại chỗ tiếp tục chiến đấu tới cùng thì mọi
người vừa khuyên vừa kéo ông về phía cửa đông. Lúc đó, 1 toán quân
Thanh xông tới, thấy Sử Khả Pháp mặc quan phục triều Minh, liền thét hỏi
tên họ. Sử Khả Pháp sợ liên lụy tới người khác, liền lớn tiếng đáp: "Ta là
Sử đốc sư, các ngươi mau giết ta đi!".
Tháng 4 năm 1645, thành Dương Châu bị hạ, Sử Khả Pháp hy sinh.
Đa Đạc thấy quân Thanh bị thương vong quá lớn trong khi đánh chiếm
Dương Châu, lòng đầy căm hận, liền ra 1 mệnh lệnh vô nhân đạo là giết hết
dân chúng trong thành. Cuộc đại tàn sát kéo dài suốt 10 ngày. Lịch sử gọi
cuộc thảm sát đó là "Dương Châu thập nhật". Sau cuộc đại thảm sát, con
nuôi của Sử Khả Pháp là Sử Đức Uy vào thành tìm kiếm di thể cha. Nhưng
vì xác chết quá nhiều, lại gặp thời tiết nóng nực nên đều thối rữa, không sao
nhận ra được. Mọi người đành đem chiếc áo bào và hốt ngà mà ông thường
dùng hằng ngày, đặt trong áo quan mai táng trên Mai Hoa Lĩnh ngoài thành
Dương Châu. Đó là ngôi "Y quan mộ" (mộ áo cũ) của Sử Khả Pháp còn tồn
tại đến ngày nay.
Sau khi Dương Châu thất thủ mấy ngày, quân Thanh tiến đánh Nam
Kinh. Các triều thần ở Nam Kinh, kẻ thì đầu hàng, kẻ thì chạy trốn. Chính
quyền Hoằng Quang Đế bị tiêu diệt. Quân Thanh tiếp tục tiến xuống phía
nam và hẹn trong 10 ngày, toàn thể dân chúng phải theo phong tục Thanh,
nhất loạt cắt hết phần tóc phía trước, để 1 bím tóc phía sau gáy. Mệnh lệnh
qui định: ai trái lệnh sẽ bị chém, thực hiện khẩu hiệu "muốn giữ đầu phải
cắt tóc, muốn giữ tóc phải chặt đầu". Mệnh lệnh đó làm bùng lên tinh thần
phản kháng của nhân dân Giang Nam. Dưới sự dẫn đầu của điển sứ (1 viên
chức nhỏ trong nha môn huyện) Diêm Ứng Nguyên, quân dân Giang Nam