LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 4 - Trang 164

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM

TẬP 4

Lâm Hán Đạt & Tào Duy Chương

www.dtv-ebook.com

Văn Tự Ngục

Đối với các văn nhân của nhà Minh còn lại, những người tự thấy triều

đình Thanh vừa dùng biện pháp vỗ về, đồng thời mặt khác lại dùng những
thủ đoạn trấn áp rất tàn ác đối với những ai không chịu phục sự thống trị
của họ. Vào năm thứ 2 sau khi Khang Hy Đế lên ngôi, do có cáo giác của
quan chức, được biết ở Hồ Châu, Triết Giang có 1 văn nhân tên là Trang
Đình Long đã tự tiện chiêu tập 1 số văn nhân để biên tập bộ "Minh sử".
Trong bộ sử này đã có những lời lẽ đả kích những người thống trị triều đình
Thanh, hơn nữa lại còn dám sử dụng niên hiệu của nhà Nam Minh. Vào lúc
đó, tuy Trang Đình Long đã chết, nhưng triều đình vẫn ra lệnh cho bật quan
tài, băm chém thi hài; đồng thời xử tội người con trai ông cùng với tất cả
những người viết lời nói đầu cho cuốn sách; người khắc chữ, người đi bán
sách, người in ấn và cả các vị quan chức địa phương ở đó; kẻ thì bị tử hình,
người thì bị đi đày. Toàn bộ vụ án liên can đến trên 70 người.

Đầu năm 1711, lại có người cáo giác rằng trong bộ văn tập của 1 vị

quan hàn lâm là Đới Danh Thế đã có những chỗ tỏ thái độ đồng tình với
chính quyền nhà Nam Minh, lại còn dùng niên hiệu Vĩnh Lịch Đế của nhà
Nam Minh. Xét tội đó, triều đình đã ra lệnh tống giam Đới Danh Thế vào
nhà lao và xử tử hình. Vụ án này liên lụy đến những người thân của Đới
Danh Thế và những người làm công việc khắc chữ, in ấn văn tập đó. Tất cả
có tới trên 300 người. Những vụ án đó đều từ chuyện văn chương gây nên,
cho nên gọi nó là "vụ án văn chương" (Văn tự ngục).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.