Cố Viêm Võ biết việc đó, trách mắng người bạn, buộc phải đòi danh
thiếp về. Người bạn không chịu làm theo, Cố Viêm Võ liền dán bố cáo
ngoài phố, nói rõ tấm danh thiếp ấy là giả, khiến Tiền Khiêm Ích lâm vào
cảnh khó xử. Nhờ nhiều bạn bè chạy vạy, Cố Viêm Võ mới được tha
ra.Diệp Phương Hằng vẫn chưa chịu thôi, cử người theo dõi ông. Một hôm,
Cố Viêm Võ đi qua Thái Bình Môn của thành Nam Kinh, bị bọn côn đồ
xông ra đánh, bị thương nặng ở đầu, may nhờ có người cấp cứu mới thoát
được nguy hiểm. Ông thấy không thể ở lại Giang Nam được, liền quyết tâm
đi du lịch miền bắc. Tới miền bắc, Cố Viêm Võ nhằm 2 mục đích: 1 là khảo
sát địa thế và phong tục tập quán địa phương, 2 là tìm kiếm, kết giao với
những bạn bè cùng chí hướng để tổ chức hoạt động chống Thanh. Trong
hoàn cảnh rong ruổi đường xa gian khổ, nhưng Cố Viêm Võ không bao giờ
lơi lỏng việc nghiên cứu học thuật. Trên đường, ông đem theo 2 con ngựa,
4 con lừa để thồ sách vở. Qua những nơi quan ải hiểm yếu, đều hỏi han
những lão binh đã giải ngũ, tìm hiểu phong tục tập quan địa phương, nếu
thấy trong sách không ghi chép đúng như vậy, đều đối chiếu, sửa chữa lại.
Do đó, tri thức của ông càng phong phú thêm. Cho đến năm 45 tuổi, Cố
Viêm Võ bỏ ra 25 năm đi khảo sát khắp vùng Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Bắc,
Giang Nam. Hầu như 1 nửa số thời gian trong năm, ông trú trong các lữ
quán. Ông còn cùng 1 số bạn bè khai khẩn đất hoang ở vùng Nhạn Bắc.
Những năm cuối đời, ông mới định cư ở Hoa Âm thuộc Thiểm Tây.
Từ nhỏ, khi đọc sách, Cố Viêm Võ đã có thói quen là khi có gì tâm
đắc liền ghi chép lại. Sau nếu thấy có sai lầm, lại lập tức sửa chữa. Nếu
phát hiện thấy mình trùng lặp những điều của người xưa, cũng lập tức xóa
bỏ. Cứ tích lũy năm tháng như vậy, cộng thêm những tư liệu thu thập được
qua khảo sát, điều tra, ông soạn thành 1 bộ có nội dung cực kỳ phong phú,
bao quát các mặt chính trị, kinh tế, lịch sử, địa lý, văn nghệ, đặt tên là
"Nhật Tri Lục" (ghi chép những tri thức thu lượm được từng ngày). Bộ
sách này được công nhận là 1 trước tác rất có giá trị học thuật. Trong "Nhật
Tri Lục", ông viết 1 đoạn văn lời lẽ rất sâu sắc, thấu triệt. Ông cho rằng đạo
đức, phong tục xã hội mà bại hoại, thì sẽ mất thiên hạ. Để giữ được thiên