tâm lực vào nghiên cứu học thuật thì triều Minh diệt vong, quân Thanh tiến
xuống miền Nam, nhân dân các địa phương thuộc Giang Nam đều tổ chức
chống cự. Cố Viêm Võ và 2 người bạn thân cũng tham gia cuộc chiến đấu
bảo vệ Côn Sơn. Sau khi kịch chiến với quân Thanh trong 21 ngày, vì lực
lượng quá chênh lệch, quân nhân Côn Sơn đã thất bại. Khi thành Côn Sơn
bị mất, bà mẹ của Cố Viêm Võ bị lính Thanh chém đứt cánh tay phải. Bà
mẹ kế, người đã nuôi nấng ông trưởng thành, nghe tin quân Thanh đánh
chiếm Thường Thục, liền nhịn ăn mà chết. Trước khi mất, bà nói với Cố
Viêm Võ: "Ta tuy là một người đàn bà, nhưng chết theo nạn nước cũng là lẽ
đương nhiên. Mong con sau này chớ làm thần tử triều Thanh, thì dù ta có
chết đi cũng yên tâm nhắm mắt".
Cố Viêm Võ khóc rống lên đau đớn, sau khi an táng kế mẫu, liền rời
khỏi làng quê. Ông toan đi đường biển tới theo Lỗ vương, nhưng chưa thực
hiện được ý định thì chính quyền Lỗ vương đã bị tiêu diệt. Cố Viêm Võ
thay tên đổi họ, đi khắp dải nam bắc Trường Giang, muốn tổ chức 1 đội
nghĩa quân chống Thanh, nhưng do thế cô, sức mỏng nên không thực hiện
được. Lúc đó, ở miền ven biển và Thái Hồ còn 1 số lực lượng lẻ tẻ chống
Thanh. Nhưng quân Thanh đề phòng rất nghiêm, hễ phát hiện thấy ai có
chút hiềm nghi là ghép cho tội "tư thông với phản quân" rồi bắt giam. Tại
Côn Sơn, có 1 địa chủ kiêm quan lại tên là Diệp Phương Hằng, muốn
chiếm ruộng đất của gia đình Cố Viêm Võ, liền mua chuộc lũ gia nhân nhà
họ Cố, vu cáo Cố Viêm Võ "tư thông với phản quân". Diệp Phương Hằng
bắt Cố Viêm Võ tới, tự lập công đường, buộc ông tự sát. Một số bạn bè của
Cố Viêm Võ muốn cứu ông, liền đi tìm Tiền Khiêm Ích đang làm quan
đang làm quan cho triều Thanh nhờ giúp đỡ. Tiền Khiêm Ích vốn là Lễ bộ
thượng thư trong triều Nam Minh của Hoằng Quang Đế, lại là 1 văn học
gia có tiếng. Khi quân Thanh xuống Giang Nam, ông ta liền đầu hàng, mất
hết thanh danh. Tiền Khiêm Ích tỏ ý, nếu Cố Viêm Võ chịu nhận là học trò
của ông ta, thì ông ta sẽ bảo lãnh cho ra khỏi nhà giam. Người bạn biết Cố
Viêm Võ không chịu nghe theo điều kiện đó, liền tự quyết định, viết 1 danh
thiếp của Cố Viêm Võ, đưa cho Tiền Khiêm Ích, nhờ giúp đỡ.