LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
TẬP 4
Lâm Hán Đạt & Tào Duy Chương
www.dtv-ebook.com
Cố Viêm Võ Viết Sách, Lập Thuyết
Sau khi dẹp xong loạn Tam phiên, nền thống trị của vương triều Thanh
ở Trung Quốc bắt đầu ổn định. Nhưng còn 1 điều khiến Khang Hy Đế
không thật yên tâm, đó là 1 số nhân sĩ cũ của triều Minh không phục. Do
đó, ông dùng 1 biện pháp, là mở ra "Khoa Bác Học Hồng Từ", ra lệnh cho
các đại thần trong triều và các quan địa phương tiến cử người có học vấn
lên triều đình, phong ngay cho họ làm quan. Biện pháp này quả nhiên rất
hiệu nghiệm, nhiều học giả, văn nhân nổi tiếng trong toàn quốc hưởng ứng
lệnh triệu, tới kinh thành nhận chức. Nhưng vẫn có 1 số học giả cho rằng
mình là thần dân triều Minh, ra làm quan cho triều Thanh là mất khí tiết.
Họ thà chịu chém đầu chứ nhất định không theo lệnh triệu. Trong số đó có
nhà tư tưởng nổi tiếng Cố Viêm Võ. Có người muốn tiến cử ông vào Khoa
Bác Học Hồng Từ, ông viết thư trả lời: "Tôi là một ông lão đã bảy mươi
tuổi, còn ham muốn gì nữa? Chỉ có cái chết đang chờ tôi. Nếu nhất định
buộc tôi theo lệnh triệu, tôi đành chọn cái chết mà thôi!".
Cố Viêm Võ quê tại Côn Sơn, Giang Tô, xuất thân trong 1 dòng họ
lớn ở Giang Nam. Tổ phụ của ông là 1 trí thức nổi tiếng, cho rằng đọc sách
cần phải đồng thời nghiên cứu thực tế. Chịu ảnh hưởng tổ phụ, từ nhỏ Cố
Viêm Võ đã thích đọc "Tư trị thông giám", "Sử ký" và "Tôn Ngô binh
pháp", đồng thời rất quan tâm đến thời sự. Sau 1 lần thi không đỗ, ông liền
quyết tâm từ bỏ khoa cử, vùi đầu đọc mọi thư tịch lịch sử các triều đại,
nghiên cứu địa phương chí các vùng trong cả nước và mọi tấu chương của
danh nhân các đời. Sau đó, bắt tay vào viết tác phẩm lịch sử-địa lý quan
trọng là "Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư". Chính trong lúc ông tập trung