nát cửa. Dân chúng càng nghiến răng căm giận bọn cầm quyền. Thủ lĩnh
Bạch Liên giáo là Lưu Chi Hiệp tới đất Tương Dương, triệu tập các giáo đồ
lại bàn bạc. Mọi người nói: "Cái lối đời như hiện nay đúng là quan bức thì
dân phải chống lại. Thế thì cứ dứt khoát làm phản cho xong". Qua trao đổi
1 hồi, họ đi đến 1 quyết định dùng khấu hiệu "Quan đã bức thì dân chống
lại" để phát động quần chúng nổi dậy, đồng thời cử các giáo đồ chia ngả đi
các nơi tuyên truyền.
Năm 1796, là năm Gia Khánh Đế lên ngôi, các giáo đồ Bạch Liên giáo
khởi nghĩa ở Nghi Đô, Chi Giang (Hồ Bắc). Ngay tại Tương Dương cũng
có thủ lĩnh Bạch Liên giáo là Tề Lâm, định khởi nghĩa vào đúng tết hoa
đăng của đêm Nguyên Tiêu, chẳng dè bị lộ, đám quan phủ đến đánh úp, Tề
Lâm và đồng bọn có đến trên 100 người bị sát hại. Tề Lâm có 1 người vợ
trẻ tên gọi Vương Thông Nhi, nguyên là 1 người con gái mãi võ giang hồ,
từ nhỏ đã dày công tập luyện võ nghệ. Cô quyết tâm báo thù cho chồng và
những người tham gia khởi nghĩa. Vì thế, cô cùng với đồ đệ của Tề Lâm là
Diêu Chi Phú cùng nhau chỉnh đốn lại đội ngũ nghĩa quân. Không đầy 5
tháng đã tổ chức xong 1 đội quân tới 400 vạn người. Vương Thông Nhi và
các thủ lĩnh khác cùng chỉ huy đội ngũ tấn công khắp nơi, trừng trị bọn
tham quan ô lại.
Khi Vương Thông Nhi khởi nghĩa ở Hồ Bắc thì các giáo đồ Bạch Liên
giáo ở Tứ Xuyên, Thiểm Tây cũng nổi dậy hưởng ứng. Ngọn lửa khởi
nghĩa đã lam rộng ra 1 vùng rộng lớn gồm 3 tỉnh, 1 số dân nghèo và dân tự
do đã đến tham gia vào hàng ngũ nghĩa quân. Tướng Minh Lượng nhà
Thanh hiến cho Gia Khánh Đế 1 kế sách độc ác, bắt các địa chủ ở các địa
phương phải tổ chức các dân đoàn vũ trang, xây thành lũy và tường vây.
Khi nghĩa quân đến thì đẩy dân vào bên trong vùng xây thành, khiến nghĩa
quân không có sự giúp đỡ của quần chúng, không được cung cấp lương
thực, kế này được gọi là "vườn không nhà trống". Gia Khánh Đế bắt các
địa phương đều phải áp dụng kế sách đó, quả nhiên các hoạt động của
nghĩa quân ngày càng khó khăn. Quân Thanh bao vây Vương Thông Nhi