đông cung của hoàng tôn, có 1 viên quan gần gũi là Hoàng Tử Trừng,
thường giúp Chu Doãn Văn đọc sách. Một hôm, Chu Doãn Văn ngồi 1
mình bên cửa phía đông, cau mày thở dài. Hoàng Tử Trừng thấy Văn có
điều gì u uất, liền hỏi điện hạ có điều gì buồn. Chu Doãn Văn nói: "Hiện
nay trong tay mấy thúc phụ đều có binh quyền, sau này làm sao kiềm chế
họ được?".
Hoàng Tử Trừng liền kể chuyện đời Tây Hán bình định cuộc loạn 7
nước như thế nào, rồi nói: "Lúc đó, chư hầu bảy nước như Ngô, Sở lớn
mạnh như vậy; nhưng khi họ nổi loạn, Hán Cảnh Đế xuất quân, họ đều tan
hết. Điện hạ là cháu đích tôn của hoàng thượng, sau này sợ gì họ làm
phản". Chu Doãn Văn nghe nói, phần nào yên tâm hơn.
Năm 1398, Minh Thái Tổ mất, hoàng tôn Chu Doãn Văn lên ngôi. Đó
là Minh Huệ Đế, lịch sử còn gọi là Kiến Văn Đế (Kiến Văn là niên hiệu của
Minh Huệ Đế). Trong kinh thành có lời đồn đại là mấy vị phiên vương
đang liên lạc với nhau, chuẩn bị mưu phản. Kiến Văn Đế nghe tin, rất sợ
hãi, tìm Hoàng Tử Trừng đến nói: "Tiên sinh còn nhớ lời nói ở cửa phía
đông không?".
Hoàng Tử Trừng nói: "Xin bệ hạ yên tâm, hạ thần làm sao quên
được!".
Hoàng Tử Trừng ra khỏi cung, liền tìm 1 đại thần thân tín khác là Tề
Thái cùng bàn bạc. Tề Thái cho rằng trong chư vương, Yên vương có binh
lực nhất, lại có dã tâm lớn nhất, nên trước hết tìm cách trừ bỏ quyền lực của
ông ta. Hoàng Tử Trừng không tán thành ý kiến đó, là cho rằng, Yên vương
đã có chuẩn bị, nếu ra tay với ông ta trước sẽ làm rung động đến các vương
khác, chi bằng hạ thủ các phiên vương vùng xung quanh trước. Chu Vương
Chu Tiên là em Yên Vương Chu Đệ, có đất phong ở vùng Khai Phong. Nếu
trừ bỏ Chu Vương thì không khác gì chặt đi 1 cánh của Yên vương, bước
tiếp theo trừ bỏ Yên vương sẽ không khó nữa. Hai người bàn bạc xong, liền
tâu với Kiến Văn Đế. Kiến Văn Đế rất tán thành, liền tạo 1 cớ, phái quân