An, liền viết cho hắn 1 bức thư. Trong thư viết: "Chúng tôi nhận được
thông tri cần tiếp đón đơn giản. Nhưng chúng tôi được biết, mỗi lần ngài
tới nơi khác đều có yến tiệc linh đình, khiến chúng tôi rất khó nghĩ! Nếu
làm theo thông tri, thì sợ phạm lỗi quá sơ sài với ngài, nếu lại phô trương
rầm rộ như các địa phương khác, lại sợ làm trái lệnh của ngài. Vậy xin ngài
chỉ bảo cho biết chúng tôi nên làm như thế nào?".
Yên Mậu Khanh thấy lá thư có ý lật tẩy mình thì nghiến răng giận dữ.
Nhưng hắn cũng biết từ lâu rằng Hải Thụy là người cứng rắn, thiết diện vô
tư, lại biết tin con Hồ Tông Hiến đã bị Hải Thụy cho 1 trận thích đáng thì
có ý chờn, đành thay đổi ý định, bỏ quan Thuần An, đi sang địa phương
khác. Vì việc đó, Yên Mậu Khanh rất căm Hải Thụy, nên đã xúi đồng đảng
vu cáo Hải Thụy với Minh Thế Tông. Cuối cùng, Hải Thụy bị cách khỏi
chức vụ tri huyện Thuần An. Sau khi Nghiêm Tung bị bãi chức, Yên Mậu
Khanh cũng bị sung quân nơi xa, Hải Thụy mới được khôi phục quan chức,
sau lại được điều lên kinh. Hải Thụy tới kinh thành, càng thấy tận mắt sự
ngu tối của Minh Thế Tông và tình hình thối nát của triều đình. Tới lúc đó,
đã hơn 20 năm Minh Thế Tông chưa từng thiết triều, chỉ ở lỳ trong cung
với bọn đạo sĩ. Triều thần không ai dám nói năng gì. Riêng Hải Thụy, tuy
giữ 1 chức quan nhỏ nhưng đã dũng cảm viết 1 tấu chương dâng lên Minh
Thế Tông. Ông vạch trần mọi hiện tượng thối nát trong vương triều Minh.
Trong đó ông viết: "Hiện nay quan lại tham nhũng, hoành hành ngang
ngược, dân không sống nổi. Bách tính trong thiên hạ đều bất bình với bệ
hạ!".
Sau khi đưa tấu chương lên, Hải Thụy biết rằng xúc phạm Minh Thế
Tông như vậy, sẽ khó bảo toàn được tính mạng. Trên đường về nhà, tiện
đường ông mua 1 cỗ quan tài. Vợ con thấy thế, đều rụng rời kinh ngạc. Hải
Thụy nói câu chuyện trên với người nhà và dặn dò kỹ lưỡng mọi việc sau
khi mình chết, cho mọi tôi tớ ra về, rồi chuẩn bị sẵn sàng chờ người đến bắt
mang đi xử tử. Quả nhiên, bản tấu chương của Hải Thụy khiến cả triều đình