LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
TẬP 4
Lâm Hán Đạt & Tào Duy Chương
www.dtv-ebook.com
Thích Quang Kế Đuổi Giặc Biển Nhật
Thời Minh Thế Tông, 1 bọn giặc biển Nhật thường quấy nhiễu miền
ven biển đông nam. Chúng liên kết với bọn thổ hào, gian thương, giết
người cướp của khắp nơi, khiến miền duyên hải không còn an ninh. Lịch sử
gọi bọn đó là "Nụy khấu" (giặc cướp Nhật). Năm 1553, bọn chúng câu kết
với bọn Hán gian Uông Trực, Từ Hải, tập trung mấy trăm hải thuyền đổ bộ
lên vùng ven biển Triết Giang, Giang Tô, phân thành mấy chục toán, tới
cướp bóc ở hàng chục thành phố, thị trấn. Quan lại và binh sĩ ven biển
không dám chống lại, hễ thấy chúng tới là bỏ chạy. Sự quấy nhiễu của
chúng ngày càng nghiêm trọng khiến Minh Thế Tông xưa nay vẫn ru rú
trong cung cũng không thể không lo lắng, liền gọi Nghiêm Tung tới bàn
cách đối phó. Đồng đảng của Nghiêm Tung là Triệu Văn Hoa nghĩ ra 1
"cao kiến", là muốn dẹp được bọn giặc biển Nhật, cần cầu xin vị thần ở
Đông Hải phù hộ. Minh Thế Tông tin theo, liền sai hắn tới Đông Hải cầu
xin thần linh. Tất nhiên việc làm đó chẳng có tác dụng gì, triều đình phải cử
1 lão tướng không thuộc miền biển là Du Đại Du tổ chức lực lượng phòng
chống. Du Đại Du tới Triết Giang, đánh thắng liền mấy trận. Nhưng không
lâu sau, Tổng đốc Triết Giang là Trương Kinh bị Triệu Văn Hoa hãm hại,
Du Đại Du cũng bị liên lụy, bị bắt giam. Việc phòng thủ ven biển không có
người chỉ huy, nên hoạt động của bọn giặc biển càng càn rỡ hơn. Triều đình
phải điều Thích Kế Quang, tướng chỉ huy ở Sơn Đông về Triết Giang, mới
giải quyết được tình hình đó.
Thích Kế Quang là anh hình dân tộc trong lịch sử Trung Quốc, quê tại
Phùng Lai, Sơn Đông. Khi tới Triết Giang, kiểm tra quân đội, thấy kỷ luật